Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Trúc Giang

Hi! Mọi người, hôm nay là đến buổi sinh hoạt của team T4, T6 phải ko nhỉ! Vào đây, sinh hoạt mở hàng nào các bn ơi!

HUYNH NHAT TUONG VY

Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Văn Đạt

Khanh Tay Mon

Tường Vy

Hùng Nguyễn

Nhóc Ngốc

Nguyen

Hôm nay, chúng ta sẽ làm 1 mini test nhé mn!

Câu 1
Cho hai câu sau:
(1) - Mẹ em mua đường để về nấu chè.
(2) - Đi như thế này thì đúng là mua đường rồi.

Vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm?
Câu 2 :
Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu sau:
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.

Câu 3 : Đọc kĩ hai khổ thơ sau:

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, Tiếng Việt lớp 5- tập 2)

* Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong hai khổ thơ trên.


Nguyen
3 tháng 7 2019 lúc 8:32

Câu 2:

Dấu phẩy 1: Tách 2 trạng ngữ (Ngoài kia và sau...)

Dấu phẩy 2: Tách trạng ngữ và vế câu

Dấu phẩy 3: Tách 2 vế câu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
3 tháng 7 2019 lúc 9:05

Câu 1 : - hai nghĩa này có liên quan đến nhau vì :

+ ) Trong 2 câu trên : Từ '' mua '' có nhiều nghĩa

. Từ '' mua '' trong câu 1 mang nghĩa gốc : Dùng tiền để đổi lấy vật ngang với giá trị của tiền

. từ '' mua '' trong câu 2 mang nghĩa chuyển : Chuốc lấy điều gì , việc gì đó mà không cần thiết

- Từ '' đường '' có quan hệ đồng âm trong 2 câu trên vì nghĩa của từ ''đường '' trong 2 câu không có điểm nào chung với nhau . Từ '' đường '' trong câu 1 mang nghĩa là tính chất của đường có vị ngọt . Từ '' đường '' trong câu 2 mang nghĩa đường chính là nơi đi lại của mọi người.

Câu 2 :

- Tác dụng của các dấu phẩy trong câu :

+) Dấu phẩy 1 : Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu

+) Dấu phẩy 2 : Ngăn cách Trạng Ngữ , Chủ Ngữ , Vị Ngữ

+) Dấu phẩy 3 : Ngăn cách các vế trong câu ghép

Câu 3 :

Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nhìn đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ. Mẹ hi sinh hạnh phúc, tuổi xuân và cả cuộc đời chỉ mong được đổi lấy sự trưởng thành, nên người của con. Mẹ nuôi nấng, chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Mẹ luôn là người bên cạnh ta, cùng ta chia sẻ những buồn vui. Lúc ta gặp khó khăn thử thách trên con đường đời đầy chông gai chỉ có mẹ là người luôn gần bên dìu dắt ta đi qua những chông gai đó. Có thể nói mẹ là người đã hi sinh thầm lặng suốt cả cuộc đời vì con.

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
3 tháng 7 2019 lúc 15:16

C1: + ) Trong 2 câu trên : Từ '' mua '' có nhiều nghĩa

. Từ '' mua '' trong câu 1 mang nghĩa gốc : Dùng tiền để đổi lấy vật ngang với giá trị của tiền

. từ '' mua '' trong câu 2 mang nghĩa chuyển : Chuốc lấy điều gì , việc gì đó mà không cần thiết

- Từ '' đường '' có quan hệ đồng âm trong 2 câu trên vì nghĩa của từ ''đường '' trong 2 câu không có điểm nào chung với nhau . Từ '' đường '' trong câu 1 mang nghĩa là tính chất của đường có vị ngọt . Từ '' đường '' trong câu 2 mang nghĩa đường chính là nơi đi lại của mọi người.

C2: TD:+) Dấu phẩy 1 : Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu

+) Dấu phẩy 2 : Ngăn cách Trạng Ngữ , Chủ Ngữ , Vị Ngữ

+) Dấu phẩy 3 : Ngăn cách các vế trong câu ghép

C3:

Bình luận (2)
Trúc Giang
3 tháng 7 2019 lúc 8:02
Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
3 tháng 7 2019 lúc 8:04

Câu 1 :


- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau.

- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.

Câu 2 :

* Tác dụng của dấu phẩy trong câu sau :

- Dấu phẩy thứ nhất dùng để tách hai trạng ngữ.

- Dấu phẩy thứ hai dùng để tách trạng ngữ và vế câu.

- Dấu phẩy thứ ba dùng để tách hai vế câu.

Câu 3 :

Mẹ là người sinh ra con . Mẹ đã vất vả mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn . Mẹ mang đến cho con một cuộc sống bình yên như bao người bạn cùng trang lứa . Mẹ đã vất vả rất nhiều lam lũ đồng ruộng sớm hôm cho con từng miếng ăn áo mặc . Hi sinh tất cả vì con, yêu thương con thật nhiều nên mẹ sẵn sàng bỏ mọi thứ cho con hạnh phúc. MẸ - tiếng gọi thật thiêng liêng. Nhưng thiêng liêng hơn cả là những gì mẹ làm cho con !

Bình luận (0)
Nguyen
3 tháng 7 2019 lúc 8:20

Câu 1:

Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:

- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau. (0,5 điểm)

- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại. (0,5 điểm)

Bình luận (5)
Nguyễn
3 tháng 7 2019 lúc 10:21

Các mem ở team tui có đang on ko nhỉ ?? Đây là buổi sinh hoạt đầu tiên nên sẽ là 1 bài test nho nhỏ thui :) (Đề của bà Giang nhá ) Làm bài test ở câu hỏi này !

Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Văn Đạt

Khanh Tay Mon

Tường Vy

Hùng Nguyễn

Nhóc Ngốc

Nguyen

HUYNH NHAT TUONG VY

Bình luận (5)

Các câu hỏi tương tự
thảo
Xem chi tiết
Nguyệt Đàm
Xem chi tiết
Lan Triệu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
MinhKhue Nguyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Pham Thuy Tien
Xem chi tiết
Nguyệt Đàm
Xem chi tiết
Tinh Nyka
Xem chi tiết