Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc(1). Trước hết, đó là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh(2). Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học(3). Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực(4). bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp(5). Xưa, ông cha ta đã nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia"; nay, ta lại khẳng định "giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu" - những điều đó không thể không liên quan đến truyền thông tôn sư trọng đạo của dân tộc ta(6). Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế(7). Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh(8).
"Tôn sư trọng đạo" là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống ,trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy .Tôn sư trọng đạo là quý trọng thầy và đồng thời phải biết chăm lo học hành, giữ cái đạo của thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm cho thầy vẻ vang. "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người.Nghề dạy học gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Nhân dân ta rất coi trọng việc học hành. Thầy giáo được cả xã hội quý trọng và đặt vào vị trí cao nhất . Ngày nay, truyền thống đó được bổ sung và phát huy: Đảng và nhà nước ta có những chính sách tích cực để khuyến khích giáo dục và dần được xã hội hoá. Người thầy vẫn được đề cao và coi trọng với tư cách là người chở đò cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. Nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...Trước thực trạng đó, quan niệm tôn sư trọng đạo cần được phát huy và bổ sung ý nghĩa: phải trả quan hệ thầy trò về đúng nghĩa của nó, phải coi trọng việc học thực chất, tránh bệnh thành tích và quay cóp trong thi cử…Phải ý thức được tính chân lí của truyền thống tôn sư trọng đạo để giữ gìn và phát huy. Đồng thời, phải rèn luyện để nâng cao tính tích cực chủ động trong việc học tập. Truyền thống quý báu trên cần được quan tâm đặc biệt và để đạt được điều đó thì mỗi người cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, luôn sống trọn nghĩa đúng như câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”.
- Tôn sư trọng đạo:
Yếu tố về ngoại cảnh luôn tác động rất lớn tới tư cách của mỗi con người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu: " Tôn sư trọng đạo " . Câu tục ngữ thật hay và ý nghĩa bởi " Tôn sư " là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc mọi nơi ; " Trọng đạo " là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo rất đa dạng như có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô giáo hay có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tót đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô. " Tôn sư trọng đạo " là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nét đẹp trong tâm ồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lý làm người. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cảnh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương mình. Để tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo, nhà nước ta đã lấy ngày 20-11 làm ngày nhà giáo Việt Nam. Thật đáng buồn là trong XH ta ngày nay vẫn còn tồn tại một số kẻ không biết coi trọng thầy cô giáo, một số thì đã vô tình hoặc cố tình vi phạm đạo làm trò làm đau các thầy cô giáo, họ đã xúc phạm đến danh dự của người nhà giáo, chúng ta cần phê phán và lên án những người như vậy, họ cần thay đổi tháy độ sống trước khi chưa quá muộn. Tóm lại, câu tục ngữ trên hết sức ý nghĩa để lại cho chúng ta nhiều bài học trong cuộc sống. Là hs, chúng ta cần học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô đã cất công dạy dỗ ta nên người. Biểu dương những tấm gương biết tôn sư trọng đạo. Người mà biết tôn sư trọng đạo sẽ được mọi người quý mến và kính trọng. Là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi con người.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
Xã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Trong quá trình phát triển, các nhóm có nguy cơ mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến những ẩn ức, ức chế xã hội (trong trường hợp không được giải tỏa); cao hơn, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng xã hội thường trực, thậm chí là tiền đề cho các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trên diện rộng. Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi xã hội đã thiếu đi một cơ chế đối thoại, phản biện để điều hòa mâu thuẫn, cân đối lợi ích giữa các nhóm liên quan. Nếu chúng ta xem xã hội như một chỉnh thể toàn vẹn thì vận động xã hội là quá trình “trao đổi chất” giữa các lực lượng xã hội. Mâu thuẫn/xung đột xã hội sẽ làm gián đoạn phương thức trao đổi này cho đến khi cơ chế đối thoại, phản biện xã hội xuất hiện. Phản biện xã hội góp phần tái tạo, phục hồi trạng thái cân bằng vốn đã bị phá vỡ trước đó, mở đường cho trạng thái đồng thuận xã hội xuất hiện. Khi một xã hội trở nên đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình những tiền đề phát triển mới. Vì đồng thuận xã hội là điều kiện cần để phát triển các nguồn vốn cộng đồng, mở rộng mạng lưới xã hội mà ở đó, các thành viên dễ dàng tương tác với nhau nhờ cùng chia sẻ những niềm tin và giá trị chung.
“Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
1.
Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hoặc thâm thúy hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy? Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân tộc. Sự tôn vinh này xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy.
Trọng đạo là gì? Trong kết câu hai vế cân đối tôn sư/trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh người thầy thì trọng đạo là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy, là nghề dạy học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: "Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất". Nhân dân ta "trọng đạo" chính là trọng cái nghề "trồng người" cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những "kĩ sư tâm hồn".
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, đó là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia"; nay, ta lại khẳng định "giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu" - những điều đó không thể không liên quan đến truyền thông tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.
Truyền thông tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cảnh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương minh. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân đế tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20- 11 và cả những cán bộ cấp cao của Đàng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thông và đạo lí cao đẹp đó. Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng "trồng người" cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.
Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất.
2.
Người xưa từng nhắc nhở chúng ta bằng những lời vàng quý giá: có ba điều khi đã xảy ra rồi thì không thể nào cưỡng lại được – đó là lời đã nói, mũi tên đã bay đi và thời gian trôi chảy. Câu nói của người xưa thật vô cùng ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta hãy cân nhắc kĩ lưỡng mỗi khi bạn nói một lời, hãy cẩn trọng mỗi khi hành động và đặc biệt phải biết xem trọng sự quý giá của thời gian.Thời gian là gì? Nó là cái vô hình mà không ai trong chúng ta có thể cầm nắm được. Thế nhưng thật là kì lạ bởi tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra đều được ghi tạc bởi thời gian. Thời gian đánh dấu rồi ghi tạc tất cả những gì lớn lao kì vĩ hoặc cũng phủ nhòa những gì nhỏ bé vô nghĩa đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi sự vật hay mỗi quá trình sinh trưởng hay cả quá trình biến đổi của vũ trụ lớn lao, tất cả đều nằm trong thời gian vô hình và bất tận.Sự quý giá của thời gian tất nhiên là ở chỗ nó ghi lại tất cả những gì mà chúng ta đã có. Thế nhưng điều quý giá hơn là thời gian không bao giờ ngừng lại. Có nghĩa là nếu chúng ta muôn sống một cuộc sống đầy ý nghĩa thì chúng ta phải chạy đua với những bước đi vô tận của thời gian.Người biết quý thời gian là người biết sắp xếp công việc theo mỗi ngày, thậm chí theo mỗi giờ một cách thông minh và khoa học. Những công việc ấy cần thiết phải được hoàn thành theo đúng dự định của chúng ta. Các bạn đừng bao giờ có suy nghĩ như anh thanh niên nọ mà tôi vừa kể. Bởi có những việc ngay sau thời gian dự định bạn vẫn hoàn thành nó nhưng lúc ấy thời gian đã trôi qua, cơ hội đã không còn và việc làm kia cũng sẽ hoàn toàn mất đi ý nghĩa.Thời gian có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chúng ta nhất là đối với những người trẻ tuổi. Nước ta đi lên từ một nước công nghiệp nghèo nàn.Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó. Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
Mấy bác cũng hay thật, đi cop mạng xong vào đây trả lời cho em làm j??? Nếu cop mạng thì em cũng cop đc, cần j phải hỏi và treo lên CHH làm gì?
Mà em có đề văn nghị luận chiều nay bọn em thi thử, có câu chủ đề bên dưới, bác nào làm đc em lại tick tiếp cho( yêu cầu vẫn như trên nhé):
Tình yêu nước là 1 tình cảm đẹp của con người Việt Nam
mik cũng từng làm bài này rồi
đợi tí mik post lên nhé
'Tôn Sư Trọng đạo" nghe đến câu tục ngữ ấy ta liền biết rằng về lòng biết ơn thầy cô của chúng ta,là muốn coi trọng mặt tinh thần,thầy,cô là người dạy dỗ , dìu dắt , hướng dẫn ta, truyền đạt kiến thức cho ta.Thầy,cô có tuổi đời kiến thức,có kinh nghiệm hóa ta,bản thân thầy,cô đã có những tích lũy kinh nghiệm để từ đó là cơ sở để dạy bảo ta.Càng về sau ,người thầy ,cô được đào tạo trong nhà trường sư phạm,thầy,cô được đào tạo bài bản bà cách truyền đạt cũng dễ hiểu ,khoa học hơn khác với những đối tượng khác trong xã hội.
hmm... còn nữa mà làm biến bấm máy quá