Văn bản ngữ văn 9

Phan Ngọc Anh

Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với gới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân dưới câu chủ đề của đoạn văn vừa viết.

Thảo Phương
30 tháng 8 2016 lúc 12:44
Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Bình luận (0)
Bùi Thị Minh Phương
4 tháng 9 2016 lúc 8:58

t

Đầu tiên có thể nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ. Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.Không riêng gì chị Hằng cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra đời thường từ trên mạng ảo, mà CLB Niềm tin và Hy vọng Hà Nội là một ví dụ.
  …Đến những tác hại của facebook
 Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cung cấp thông tin mang tính chất cộng đồng, facebook  còn là nơi phát tán nhiều thông tin “ nhảm” nhất. Cách đây không lâu, cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” của một học sinh THPT tung lên Facebook đã khiến nhiều cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng, bức xúc, gây xôn xao dư luận. Hay việc không ít các cô cậu học trò gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook thay vì chia sẻ tình cảm về việc yêu trường mến lớp. Cái gọi là “Hội những học sinh ghét thầy, cô” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt bởi với họ, đó là nơi để bày tỏ những ấm ức. Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả người thân trong gia đình cũng bị không ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vô học” công kích trên mạng. Và cả những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý như: Giết hại voọc quý rồi lột da, ngồi trên mộ liệt sĩ chụp ảnh… tung Facebook để khoe từng bị “ném đá” kịch liệt. Hay câu chuyện của cô gái 22 tuổi ở bang California (Mỹ) bị đuổi việc vì cả gan đăng tin nhảm về tính mạng của Tổng thống Obama trên facebook. Thế mới biết, chớ đem mạng xã hội ra trò đùa, bởi những phát ngôn bừa bãi đều có thể bị xử phạt. “Nghiện” facebook: một căn bệnh khó chữa. 
 Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu.Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
 Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
 Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "ảnh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.Nó như ăn sâu vào máu vậy.
 Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. 
 Em Lệ, một học sinh cấp 3 tâm sự: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào để kết nối một số bạn bè, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần bật máy tính mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Đôi khi vào facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được. Lệ còn tiết lộ trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau. Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời để ăn thua với nhau, đây có lẽ là mặt trái mà mạng xã hội mang lại – Lệ đúc kết. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
 Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
  Anh Nguyễn Sáng, nhân viên văn phòng của một công ty ở quận Ngô Quyền cho biết: Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính có kết nối mạng nên anh cũng thường online facebook. Thường thì cứ mỗi buổi sáng đến công ty, việc đầu tiên của anh là lướt một vòng facebook, vừa là để trả lời những comment từ hôm trước, like các trạng thái, hình ảnh, liên kết mà bạn bè mới đưa lên, rồi mới yên tâm làm việc. Nói là yên tâm, nhưng hễ có chuông báo là lại vào facebook để “chém gió” tiếp. Vì mải mê facebook, công việc sếp giao không hoàn thành đúng tiến độ, anh bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được “phây”… Làm thế nào để “cai nghiện” đây?
 Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên... FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”. Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày. Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
Bình luận (0)
Bùi Ngọc Linh
5 tháng 5 2020 lúc 9:23

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

Facebook là gì? Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn với nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, Facebook còn tồn tại rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến người dùng.

3. Bàn luận vấn đề

Tác hại: Nghiện facebook dẫn đến tiêu tốn thời gian vô ích, bỏ bê chuyện học hành,… Sống trong thế giới ảo và quên đi cần phải quan tâm đến những người xung quanh. Làm con người dễ lâm vào trạng thái mặc cảm, tự tin, đua đòi,… Facebook làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của con người, người dùng có thể dễ dàng bị đánh cắp thông tin. Nhiều đối tượng sử dụng facebook với mục đích xấu, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác. … Cách dùng facebook hợp lí: Sử dụng facebook với thời gian hợp lí, mục đích đúng đắn. Gia đình và nhà trường có những biện pháp tích cực để giảm thiểu lượng thời gian dùng facebook của con cái. Tìm đến những thú vui lành mạnh khác để giải trí như đọc sách. Liên hệ bản thân: Em sử dụng facebook như thế nào?
Bình luận (0)
Bùi Ngọc Linh
5 tháng 5 2020 lúc 9:25

Facebook là một con dao hai lưỡi và lưỡi nào cũng sắc bén cả, ngoài những lợi ích tuyệt vời mà mạng xã hội facebook đem lại, thì nó cũng đưa đến những tác hại không nhỏ gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đặc biệt là ở giới trẻ, lớp người có xu hướng gắn bó với mạng xã hội này nhiều nhất. Nếu đem so sánh, thì nghiện facebook cũng chẳng khác nào nghiện ma túy, nhiều bạn trẻ xem facebook là niềm tin, là cuộc sống, không thể rời bỏ nó một ngày nào. Các bạn trẻ có thể dành hàng giờ, thậm chí là tất cả thời gian cá nhân của mình chỉ để "lướt" face, comment dạo, thả tim, like các bài viết vô tư lự trên đó, thậm chí là ủng hộ những thứ nhảm nhí, không có ý nghĩa xây dựng. Các bạn mải mê chìm đắm trong cái "thế giới ảo" ấy, quên đi hết những gì đang diễn ra ở bên ngoài, lãng phí thời gian cho mạng xã hội, thay vì trau dồi kiến thức cho bản thân bằng các hành động thực tế như đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tham gia câu lạc bộ, hay đơn giản là ra ngoài giao lưu bạn bè,... Việc chìm đắm vào mạng xã hội, suốt ngày cầm khư khư cái điện thoại hay laptop đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng trầm cảm tăng rõ rệt ở những người đam mê mạng xã hội hơn là những người tích cực hoạt động ở thế giới thực tại. Hơn thế, việc nhìn chằm chằm vào những con chữ trên một trang mạng như vậy lâu dần sẽ khiến cho thị lực giảm sút, đầu óc kém tập trung, giảm khả năng sáng tạo, cơ thể trì trệ. Đặc biệt, ánh sáng xanh của màn hình thiết bị khiến não chúng ta bị kích thích dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài, thiếu ngủ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, hàng loạt các bệnh lý có nguy cơ ập đến, gần đây nhất là tình trạng đột quỵ do mất ngủ kéo dài ngày càng trở nên phổ biến, là mối nguy hiểm tiềm tàng đáng báo động. Ngoài những tác hại về sức khỏe, facebook cũng đem đến hàng loạt những tác hại về tinh thần cho giới trẻ, bởi những luồng thông tin tạp nham, thiếu kiểm soát, mà nếu như người đọc không biết chọn lọc thường rất dễ bị đánh lừa. Những bài viết không rõ nguồn, với mục đích nói xấu, đặt điều hạ nhục người khác, thường thu hút tâm tính tò mò của giới trẻ, khiến họ lập tức tin tưởng, có cái nhìn 1 chiều mà không suy xét toàn cuộc. Dẫn đến việc chửi bới, dọa nạt, gây áp lực dư luận lên nạn nhân, cái đó người ta gọi là bạo lực mạng, mà đôi khi các bạn trẻ chỉ biết thỏa mãn cái thói tọc mạch, thích thể hiện mà quên đi hậu quả đối với người gánh chịu. Đã có nhiều trường hợp tự tử vì bị bạo lực mạng. Facebook cũng là nơi lan truyền thông tin nhanh nhất, có những thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ bị lan truyền một cách chóng mặt bằng nút "share", tạo nên những trào lưu "hot", gây ra những suy nghĩ lệch lạc, ví dụ như các văn hóa phẩm đồi trụy. Nguy hiểm hơn cả là hiện nay độ tuổi dùng face đang dần trẻ hóa, những đứa trẻ mới 8, 9 tuổi đã sành sỏi thứ mạng xã hội này, trong khi chúng chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin dẫn tới tình trạng suy nghĩ của chúng bị facebook "bẻ cong" mà cha mẹ hay nhà trường khó có thể kiểm soát được.

Bình luận (0)
Cô nàng bánh bao
5 tháng 5 2020 lúc 9:33

Nhắc tới những căn bệnh thế kỉ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư? Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là AIDS? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện facebook là một trong những căn bệnh như thế – một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến vô vàn nguy hại, là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.

Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook- một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò to lớn mà Facebook mang lại. Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbiz, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây? Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Mải mê theo những cảm xúc ảo, ít ai nhận ra Facebook như là một con dao hai lưỡi mà những mặt trái của nó đang dần bộc lộ. Và một trong số đó là căn bệnh nghiện Facebook đã và đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.

Nghiện Facebook, đó là một căn bệnh mà người dùng face quá phụ thuộc vào trang mạng này. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính hay cầm trên tay chiếc điện thoại là y như rằng như một thói quen, một phản xạ tự nhiên: truy cập vào Facebook theo dõi bạn bè, để comment, like, share. Rảnh rỗi là vào Facebook, buồn lên Facebook tâm sự, vui cũng vào face để cha sẻ niềm vui. Suốt ngày online, vì thế khi không thể truy cập, người nghiện Facebook luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, trống trải như thiêu thiếu một điều gì, nặng hơn là không thể chịu đựng được và, bằng mọi cách có thể thỏa mãn nhu cầu “lướt face” của mình.

Lật ngược lại thời gian, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trang mạng xã hội này. Năm 2004 là năm đánh dấu sự xuất hiện của Facebook. Vậy mà chỉ tính đến năm 2013, mỗi ngày đã có khoảng 618 triệu người hoạt động trên facebook, hơn 30 tỷ tin tức khác nhau được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải. Trong một khoảng thời gian không quá dài, Facebook đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, trở nên quá thông dụng và sự lan tỏa của nó nhanh chóng tới mức khó kiểm soát được. Theo đó, số lượng người nghiện Facebook cũng tăng lên đến chóng mặt. Mải giao lưu, kết bạn, đến khi giật mình nhìn lại, chúng ta mới nhận ra lo ngại về hiện tượng nghiện Facebook đang tràn lan phổ biến với những tác hại không hề nhỏ.

Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook: rảnh rỗi lên face, khi làm việc trên máy tính cũng tranh thủ lướt Facebook. Vừa ăn vừa Facebook, đến cả thời gian ngủ cũng được cắt giảm cho Facebook. Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là buồn ngủ, chán trường? Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình vào màn hình Facebook. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn đang mải chơi face quên nhiệm vụ? đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước khác trên thế giới.

Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook. Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân? Họ sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi hiện tại. Thế có nghĩa là, họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình. Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện Facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi người. Cứ thế, họ trở thành “ anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế.

Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Do quá nghiện Facebook, vì thế, họ thường xuyên đăng tải những thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái, hình ảnh của mình. Có người chỉ trong ít phút mà bao nhiêu tâm trạng được đưa lên, bao nhiêu hình ảnh check- in. Họ đâu biết Facebook là một xã hội thu nhỏ, ở đó có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu những kẻ xấu. Họ không lường trước được việc những thông tin của họ đang bị người xấu lợi dụng vào mục đích xấu. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề. Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế những hậu quả khôn lường mà người người nghiện facebook phải gánh chịu. Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình, và càng rùng mình hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số người nghiện Facebook cũng phát triển từng ngày. Và cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gán mác “người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng dụng trên trang mạng xã hội này.

Nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook. Sống trong thế giới công nghệ, được tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia cho có phong trào cùng bạn bè, dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể nào thoát ra được.

Dừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai.Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện,giáo dục con mình nhiều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường nhật, trải lòng mình, giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác. Nói bỏ hẳn việc online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạc chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn! Chắc chắn sau những chuyến đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, cô bạn thân. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình.

Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lự tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống,suy nghĩ của con người. Bởi lẽ, thực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Hãy cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NXĐ Vlogs
Xem chi tiết
Thu Phương
Xem chi tiết
Đặng Thị Thúy Nguyên
Xem chi tiết
Hana Ari
Xem chi tiết
Maquocthieu13
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Idol Truong
Xem chi tiết