Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Xã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Trong quá trình phát triển, các nhóm có nguy cơ mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến những ẩn ức, ức chế xã hội (trong trường hợp không được giải tỏa); cao hơn, có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng xã hội thường trực, thậm chí là tiền đề cho các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trên diện rộng. Sở dĩ có tình trạng như vậy là bởi xã hội đã thiếu đi một cơ chế đối thoại, phản biện để điều hòa mâu thuẫn, cân đối lợi ích giữa các nhóm liên quan. Nếu chúng ta xem xã hội như một chỉnh thể toàn vẹn thì vận động xã hội là quá trình “trao đổi chất” giữa các lực lượng xã hội. Mâu thuẫn/xung đột xã hội sẽ làm gián đoạn phương thức trao đổi này cho đến khi cơ chế đối thoại, phản biện xã hội xuất hiện. Phản biện xã hội góp phần tái tạo, phục hồi trạng thái cân bằng vốn đã bị phá vỡ trước đó, mở đường cho trạng thái đồng thuận xã hội xuất hiện. Khi một xã hội trở nên đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình những tiền đề phát triển mới. Vì đồng thuận xã hội là điều kiện cần để phát triển các nguồn vốn cộng đồng, mở rộng mạng lưới xã hội mà ở đó, các thành viên dễ dàng tương tác với nhau nhờ cùng chia sẻ những niềm tin và giá trị chung.

Câu trả lời:

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.

Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.

Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.

Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.

Câu trả lời:

Ôn tập mỹ thuật 9

Câu trả lời:

TẠ VŨ
Tên khai sinh : Vũ Hùng, sinh ngày 22-3-1935 tại Hà Nội.
Nhiều năm làm giáo viên bổ túc văn hoá tại Tổng cục Đường sắt. Sau đó nhiều năm làm thợ. Đã nghỉ hưu.
Đã xuất bản : Vừng sen Hàm Rồng ( Trường ca, 1975 ); Những cánh chim trời ( 1984 ).
- NGUYỄN TRUNG THU
Sinh ngày 15-8-1940. Quê quán : Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội rồi ở lại Trường giảng dạy. Tháng 9-1971, nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị, rồi trợ lí nghiên cứu - biên tập ở Tổng cục Chính trị ( Bộ Quốc phòng ). Năm 1983 chuyển ngành, làm việc tại Ban Văn hoá, văn nghệ Trung ương Đảng, sau là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
Đã xuất bản : Em hoặc không ai cả ( 1995 ); Đêm Trường Sơn nhớ Bác (1996); Kỷ niệm về lời ru buồn ( 1998 ).
- NGUYỄN ĐÌNH THI
Sinh ngày 20-12-1924, tại Luang Prabang ( Lào ). Quê quán : Vũ Thạch, Hà Nội. Thuở nhỏ sống ở Lào. Năm 1931 theo gia đình về nước. Tham gia hoạt động cách mạng từ 1941. Năm 1943 tham gia Hội Văn hoá Cứu Quốc, tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và được cử vào uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau cách mạng Tháng Tám ( 1945 ), làm Tổng thư kí Hội văn hoá cứu quốc, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam ( từ năm 1948 ). Tổng thư kí Hội Văn nghệ ( 1956-1958 ); Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I,II,III.
Đã xuất bản : Người chiến sĩ ( 1956 ); Bài thơ Hắc Hải ( 1959 ); Dòng sông trong xanh ( 1974 ); Tia nắng ( 1983 ).
- BẾ KIẾN QUỐC
Sinh ngày 19-5-1949. Quê quán : Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Làm công tác văn hoá thông tin nhiều năm ở Hà Tây.
Đã xuất bản : Những dòng sông ( in chung, 1979 ); Chú ngựa mã sao (truyện thơ, 1979); Dòng suối thần kỳ ( truyện thơ, 1984 ); Cuối rễ đầu cành (1994 ).
- VIỆT PHƯƠNG
Sinh năm 1928. Quê quán : Hà Nội. Tham gia cách mạng từ kháng chiến chống Pháp. Công tác nhiều năm ở Viện quản lí kinh tế Trung ương và Văn phòng Chính phủ.
Đã xuất bản : Cửa mở ( 1970 ).
- PHAN THỊ THANH NHÀN
Sinh ngày 9-8-1943. Quê quán : Tứ Liên, Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp đại học ngành báo chí, làm phóng viên báo Hà Nội Mới, Phó Tổng biên tập báo Người Hà Nội.
Đã xuất bản : Tháng giêng hai ( in chung. 1970 ); Hương thầm ( 1973 ); Chân dung người chiến thắng ( 1977 ); Nghiêng về anh ( 1992 ) ...
- NGUY ÊN SA :
Nguyên Sa tên thật Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà Nội.
Du học Pháp từ thuở niên thiếu và đậu cử nhân văn chương, Nguyên Sa về Việt Nam sau hiệp định Genève năm 1954 và làm ngạc nhiên nhiều người vì khả năng xử dụng tiếng Việt tuyệt vời của ông. Ông sinh sống bằng nghề giáo sư dạy Triết và rất thành công.
Thơ Nguyên Sa trữ tình, lãng mạn, giàu nhạc điệu, chất chứa sáng tạo trong ngôn ngữ cũng như hình ảnh, đôi khi pha lẫn thi tứ triết học.
Ông sang Mỹ năm 1975 và từ đó làm báo. Ông đã từ trần ngày 18-4-1998 tại Orange County, nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi.
Tác phẩm tiêu biểu: Thơ Nguyên Sa (1958), các tập biên khảo Quan Điểm Văn Học và Triết Học, Một Bông Hồng cho Văn Nghệ..., truyện Gõ Đầu Trẻ, tập truyện Mây Bay Đi.