Bài viết số 5 - Văn lớp 9

Nguyễn Thị Hải Anh

Giúp mình với!!! mai thi dồi

HIện nay tượng khá phổ biến hiện nay rất phổ biến với các bạn học sinh là ''học vẹt'' .......Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

( Không chép mạng nhá)

Thảo Phương
24 tháng 1 2019 lúc 18:04

MB: - Nêu lên những tình trạng học vẹt và học tủ hiện nay
TB: -Học vẹt, học tủ là gì?.Nêu những dẫn chứng.
Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ.Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công . Một người khi cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra để lấy điểm cao nhưng rút cục học chẳng hiểu vấn đề gì. Còn học tủ, Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công.Một người khi kiểm tra mà không trúng "tủ"
thì họ sẽ nhận được điểm kém
- Tác hại của việc học tủ và học vẹt
+Học vẹt,học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức ,sự nghèo nàn trong học vấn . Người hay học vẹt ,học tủ luôn thua sút các ban.Sau này khi ra đời ,họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hôi
KB: nêu cảm nghĩ của bản thân

Bình luận (1)
zed & ahri
25 tháng 1 2019 lúc 2:17

MB: Học vẹt là một trong những hiện tượng phổ biến ở học sinh thời nay

TB: Học vẹt là học mà không hiểu giống như khi con vẹt nhái lại tiếng nói mà chúng nghe được

Nguyên nhân là do học sinh muốn đối phó với thầy cô trong việc kiểm tra miệng. Học bài mà không lược ra và ngẫm nghĩ để hiểu nội dung. Học chỉ với mục đích học qua loa đại khái...

Những người học vẹt sẽ không có tính sáng tạo trong học tập cũng như trong công việc. Họ sẽ chỉ có thể sử dụng kiến thức cũ của những người đi trước, nói đúng hơn họ nhai lại những thứ đã có sẵn mà không hề sáng tạo trong việc của mình...

Để tránh đi quá trình học vẹt thì học sinh cần làm thêm các bài tập mở rộng nhằm củng cố lại kiến thức đã học được ở lớp, rồi áp dụng vào thực tế dể xem mình đã hiểu bài đến đâu, tăng cường tự làm bài tập về nhà...

KB: Học vẹt là một điều không tốt cho thế hệ học sinh, vì thế học sinh phải học hiểu không học vẹt

Bình luận (0)
minh nguyet
27 tháng 1 2020 lúc 15:02

Tham khảo:

Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói học phải đi đôi với hành. Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả, nâng cao khả năng nhận thức và tự giác. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường và trở thành một vấn nạn phức tạp trong học hành.

Học vẹt là lối học đọc ra rả như cuốc kêu, lặp đi lặp lại nguyên si những bài học có sẵn trong sách vở hoặc do thầy cô cung cấp mà không hiểu mình đang học gì, không nắm được bản chất của vấn đề trong bài học. Học tủ là việc chỉ học một số bài nhất định có khả năng thi hoặc kiểm tra để rồi khi bị "lệch tủ", tức là việc đề ra không trúng vào những gì đã học thì không thể làm được gì nữa.

Cả hai cách học đều đem lại những hậu quả khó lường khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng đi xuống. Học tủ, học vẹt những bài học của thầy cô giảng chính là học mà không hiểu gì, đầu óc rỗng tuếch, kiến thức hạn hẹp, nông cạn. Không hiểu thấu được bài học cho nên khi đề ra hơi khác so với ban đầu, lập tức học sinh sẽ cảm thấy lúng túng không biết làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề được đặt ra trong đề bài.

Học tủ, học vẹt là cách học không sử dụng đến suy nghĩ, vì vậy khả năng tư duy, năng lực phát triển phân tích và lí giải vấn đề không được nâng cao. Mục đích của việc học tập là rèn luyện khả năng tư duy tuy nhiên chính vì học tủ học vẹt mà cuối cùng học sinh lại trở nên thụ động, kém phát triển khả năng sáng tạo.

Bị động tiếp thu kiến thức, không hiểu bài khi học nên học sinh dễ có cảm giác chán nản, ít hứng thú khiến hiệu quả học tập không cao. Kết quả yếu kém ảnh hưởng đến tinh thần học sinh hiện tại và việc hổng kiến thức sẽ là một bất lợi cho tương lai sau này. Từ đó, gia đình, xã hội và thậm chí là bản thân cũng đều nghi hoặc và mất niềm tin vào chính khả năng của mình.

Hiện tượng học tủ, học vẹt ngày càng phổ biến trong học sinh ngày nay: nhiều bạn chỉ biết chép bài trong sách vở, bài giảng của thầy cô không cần hiểu nó nói gì mà chỉ biết đọc ra rả và lặp đi lặp lại như một con vẹt. Lúc mới học có thể thuộc lòng nhưng rồi lại quên ngay và khi cần thì chữ nghĩa cũng không cánh mà bay. Chưa kể việc chỉ chăm chăm học một vài bài sẽ gây ra cảm giác bất an khi đi thi bởi lẽ chỉ cần lệch tủ là tất cả mọi thứ đều tan biến.

Tình trạng này diễn ra ngày một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó. Nhiều người có thói quen ỷ lại, không chịu suy nghĩ để phát triển khả năng sáng tạo. Thêm vào đó là bệnh thành tích trong học tập buộc họ phải học tủ, học vẹt để tạo cảm giác an tâm nhờ vào những gì thầy cô đã viết. Xác định sai mục đích chính của việc học đó là chỉ biết lấy thành tích mà không biết rằng mục đích chính của việc học là phải mở mang kiến thức để sau này áp dụng vào thực tế cuộc sống khiến nạn học tủ, học vẹt ngày càng lan rộng.

Vì vậy, khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ, đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề, tránh sa vào việc lặp đi lặp lại. Xác định đúng mục đích của việc học: học để làm người, để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tích phù phiếm là cách mà một học sih nên làm.

Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ cho tương lai. Hãy dùng phương pháp học thật đúng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có thể giúp ích được cho chính cuộc sống của ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đình Thành
Xem chi tiết
Nguyên Hưng Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Bảo
Xem chi tiết
huynh thi huynh nhu
Xem chi tiết
____|____Buông____|_____
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Ami Ngọc
Xem chi tiết
Phú Phạm Minh
Xem chi tiết