Bài viết số 5 - Đề 2

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Đề 2: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tậpthành công(như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa XuânTứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trởt hành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tựhọc, trở thành nhà văn,…). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua sốphận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

Mở bài:
     Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồicũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh thángnăm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thìphải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàncảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn NgọcKý, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… họ đều là những người không may mắnnhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, lànhững tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập.

Thân bài:

1. Giải thích:

– “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bấthạnh ( tàn tật, khiếm khuyết,…) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phậnthường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫmhay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnhthường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…

– “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực,niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên đểsống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.

2. Biểu hiện:

– Những con người không chịu thua số phận là những con người:

+ Có nhận thức đúng đắn về số phận ( họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗicon người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựngcuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích…)

+ Có nhiều đóng góp cho xã hội ( họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sốngbản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…)

+ Họ là những tấm gương sáng ( tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình đểcất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọingười…)

– Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai cũng vôcùng cảm phục khi nói về những tấm gương giàu nghị lực như:

+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyếttâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhàgiáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bảnthân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mìnhvà trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam.

+ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnhhiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trungtâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộcđời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chíphi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội…

+ Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay khôngchân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơthể mình, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi ngườibiết đến như một tấm gương của sự vượt khó…
=> Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịukhuất phục sự nghiệt ngã của số phận.

3. Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sứcmạnh để vượt lên số phận?

– Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đãtạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiêntrì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoahướng dương luôn hướng về phía mặt trời.

– Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họcó đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai ở phíatrước.

4. Ý nghĩa:

– Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đờithêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điềuđáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lênhoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội,giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng củamình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.

– Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghịlực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biếtvượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không aikhác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.

5. Phản đề: Cuộc đời thì có 2mặt: đúng – sai, phải – trái…cho nên, bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khóthì chúng ta cũng cần phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trướcnhững chông gai cuộc sống. Mõi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưathật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phải ứngtiêu cực…( Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu ). Đó là những người hènnhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.

6. Ý kiến đánh giá, bình luận:

– Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ – “những người không chịuthua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạyhọc… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanhlàm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống

– Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghisung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì khôngít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vônghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người choích cho xã hội, đất nước.

– Họ là những tấm gương khiến chúng ta vô cùng khâm phục, trân trọng, quýmến…

– Trách nhiệm của chúng ta:

+ Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. ( Phần lớn nhữngngười may mắn như chúng ta đã bao giờ cho rằng giúp đỡ những người tàn tật làvấn đề cần được quan tâm hơn nữa không? Và chúng ta đã làm được những gì chohọ? )

+ Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng ( Giúp đỡ họ không chỉlà trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn làtrách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ).

+ Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.

Kết bài:

– “Những người không chịu thua số phận” mãi mãi được mọi người yêu quý,khâm phục và kính trọng.

– Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin,khát vọng… ( trong bất kì hoàn cảnh nào, dù số phận có nghiệt ngã đến mấy vẫnquyết tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để sống có ích).

– Ngưỡng mộ họ, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ để họ bớt đi những đau đớn, nhọc nhằn.

Bài làm

     Cô Bùi Thị Kính - người phụ nữ độc thân tình nguyện phục vụ tại Cô nhi viện đưa chúng tôi thăm các phòng nuôi dưỡng 70 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi khi mới sinh, hoặc khi được mấy tháng, vài năm tuổi. Phần lớn trong số các em đều khuyết tật như bại liệt, thần kinh, khoèo chân, sứt môi, các di chứng của chất độc da cam, có em giờ chỉ sống “đời sống thực vật”. Không quản nắng mưa, đêm ngày, gần 30 tình nguyện viên Cô nhi viện tận tình chăm chút các em từng bữa ăn, giấc ngủ, cốc nước, viên thuốc. Tùy khả năng từng em, Cô nhi viện cho các em học văn hóa, học nghề để giúp các em hòa nhập cộng đồng sau này.

     Lặng lẽ bên các nhà nguyện, mái nhà Cô nhi viện lúc nào cũng ríu rít tiếng trẻ vui đùa, ê a đánh vần học chữ; tiếng dệt chiếu, làm hoa rộn ràng. Ai đến Cô nhi viện cũng cảm nhận được sức sống toát ra từ những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, từ ngọn lửa nghĩa tình tràn ngập. Thành lập từ năm 1852, qua bao thăng trầm thời gian, Cô nhi viện vẫn lặng lẽ âm thầm che chở cho những hài nhi bị vùi dập sau những lỗi lầm hay chuyện đời ngang trái của những bậc sinh thành. Từ 1993 đến nay, Cô nhi viện đã đón nhận 201 trẻ mồ côi bị bỏ rơi, đã có 23 em được nhận làm con nuôi, 8 em lớn lên đi học đại học, 9 em học THPT, 22 em học từ mẫu giáo đến THCS, 6 em đã trưởng thành và đi làm ở Hà Nội, Nam Định, TP Hồ Chí Minh... Nhiều em khi lớn vẫn tình nguyện ở lại phục vụ (nay đã trở thành cụ) như các cụ Phạm Thị Mây, Nguyễn Thị Nhan, giờ đã 70 tuổi, gắn bó với Cô nhi viện từ khi còn đỏ hỏn. Em Phạm Thị Vui ở Cô nhi viện hơn chục năm, hiện đang học trường THPT Xuân Trường, khi được hỏi em về ước mơ, em cười rất hồn nhiên và trả lời: Em sẽ học tiếp rồi về phục vụ tại Cô nhi viện, em sẽ là người mẹ, người chị của các em nhỏ có cảnh đời như em ngày xưa. Vui còn hào hứng khoe: Em mới được đi tham quan Thủ đô Hà Nội, phần thưởng dành cho học sinh tiên tiến và được phát một chiếc xe đạp để đi học, em rất quý chiếc xe ấy, các em nhỏ ở đây, kể cả những em bại liệt, ai cũng thích xe đạp anh ạ!

     Năm 1993, Đức cha Giuse Phạm Ngọc Oanh được cử làm Giám đốc Cô nhi viện Thánh An, khi đó Cô nhi viện nhà cửa dột nát, xung quanh toàn ao, bụi rậm hoang dại, các em sống chủ yếu nhờ vào 50-80kg gạo trợ cấp hàng tháng. Đức cha đã cùng với những người thiện nguyện củng cố và phát triển Cô nhi viện ngày một khang trang, đời sống các em được bảo đảm dần. Song bao khó khăn trước mắt vẫn đang thách thức Ban giám đốc và đội ngũ anh chị em thiện nguyện nơi đây. Với các trẻ khuyết tật, nhất là các em não liệt thì đòi hỏi phải có nhiều người chăm sóc, phục vụ, Cô nhi viện hiện đang rất cần những tình nguyện viên, có thể phục vụ trọn đời hoặc một thời gian ngắn. Mỗi tháng Cô nhi viện cần chi khoảng 15 triệu đồng bảo đảm lương thực-thực phẩm, đó là chưa kể các khoản phụ khác thì việc chỉ trông chờ vào nguồn thu chính từ việc sản xuất lương thực-thực phẩm và làm các nghề phụ khó bảo đảm tốt được đời sống cho các em. Lo lắng nhất là việc chữa trị cho các em lúc ốm nặng và khám, chữa bệnh, giám định HIV và các bệnh truyền nhiễm. Do bị bỏ rơi khi còn quá nhỏ nên các em thường mắc bệnh viêm phổi và sức đề kháng rất yếu. Hiện nay, có em bé hơn 2 tuổi bị bệnh não ống thủy mà các bệnh viện và các bác sĩ hiện nay đều bó tay không có cách chữa.

     Khi chiều xuống, những người cha, người mẹ lại trở về với tổ ấm gia đình quây quần bên đàn con thơ. Trong giây phút hạnh phúc ấy có bao người biết nơi Cô nhi viện Thánh An các cô nhi đang kết thúc một ngày khi tiếng chuông bắt đầu ngân vang trên tháp giáo đường. Trên con đường nhỏ lát gạch lổn nhổn dẫn vào Cô nhi viện, cô Bùi Thị Kính bùi ngùi: “Chúng tôi chỉ ước con đường nhỏ này sẽ được bê tông hóa, các em rồi sẽ có xe lăn, đàn học âm nhạc, máy trợ thính, có sách vở để đọc, để viết...”. Tâm huyết của người phụ nữ đã hy sinh trọn đời vì hạnh phúc của những trẻ thơ có cảnh đời bất hạnh giản dị và xúc động biết bao. Cô nhi viện Thánh An đang dự định xây dựng củng cố, xây mới các cơ sở hạ tầng; hoàn thiện trang thiết bị phục hồi chức năng, hồi sức cấp cứu; xây trường dạy trẻ khiếm thính, khiếm thị; xây nhà dưỡng lão cho những người nghèo khó không nơi nương tựa... Song, để biến những dự định trên thành hiện thực thì Cô nhi viện rất cần những trái tim từ thiện hảo tâm giúp đỡ...