Biên bản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đặc điểm của văn bản

1. Ví dụ

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

  TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

           CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐỘI 

Tuần: 6

Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 7 tháng 10 năm 2005.

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D.

Đại biểu: Trần Thị Thanh Hà - Liên đội trưởng.

Chủ tọa: Lê Thành Sơn.

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh.

NỘI DUNG SINH HOẠT

(1) Bạn Lê Thành Sơn thay mặt Ban chỉ huy đội đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.

- Về học tập:

Toàn chi đội học tập chăm chỉ.

Vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng trong giờ học môn tiếng Anh, môn Địa lí.

- Về nề nếp, vệ sinh môi trường:

Vẫn còn hiện tượng không mặc đồng phục, ăn mặc chưa chỉnh tề.

(2) Ý kiến của các bạn dự họp:

- Phê bình một số bạn cán sự lớp chưa nghiêm túc trong sinh hoạt.

- Cần chăm chỉ học tập để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(3) Phát biểu của đại biểu Trần Thị Thanh Hà:

- Biểu dương sự cố gắng của chi đội 9D.

- Tán thành ý kiến tổ chức tháng thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(4) Bạn Lê Thanh Sơn phổ biến công tác Đội tuần mới.

Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào lúc 10 giờ 45 phút.

                       Chủ tọa                                                                               Thư kí

              Lê Thành Sơn                                                                        Phan Thị Thùy Linh

2. Câu hỏi

a) Biên bản ghi lại những sự việc gì? (mục đích)

b) Biên bản phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

Trả lời: 

a) Biên bản ghi lại những sự việc đang hoặc vừa mới xảy ra. Ở đây, biên bản ghi lại diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6.

b) Biên bản cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, đầy đủ về nội dung, ngắn gọn, rõ ràng về hình thức.

@200672@@200726@

II. Cách viết biên bản

Về cách viết biên bản, một số mục có thể thiếu nhưng nhất thiết phải có các mục sau:

a) Phần mở đầu: Quốc hiệu, quốc ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự vào sự việc.

b) Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc.

c) Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, họ tên, chữ kí chủ tọa, thư kí ( đối với biên bản hội nghị) hoặc đại diện các bên (đối với biên bản sự vụ).

1. Phần đầu

Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người.

2. Phần nội dung

- Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của

hội nghị.

- Biên bản sự vụ ghi rõ sự việc xảy ra thế nào? Hai bên xử lí với sự việc đó ra sao?...

- Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

3. Phần kết thúc

Phần kết thúc văn bản cần có chữ kí của các thàrih viên.. và mục ghi chú ghi cả văn bản kèm theo.

@200778@@200875@

III. Ghi nhớ

1. Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

2. Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ,...

3. Biên bản gồm có các mục sau:

- Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.

- Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.

- Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).

4. Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.