Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Khái niệm liên kết

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đêm một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ)

2. Câu hỏi

a) Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của văn bản?

b) Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

c) Mối quan hệ chặt chẽ nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ in đậm)?

Trả lời:

a) Đoạn văn trên bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: Tiếng nói văn nghệ.

b) Nội dung chính của câu (1) là: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại; câu (2): Khi phản ánh thựuc tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ; câu (3): Cái mới mẻ ấy là lời gửi của một nghệ sĩ.

- Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. Trình tự các ý hợp logic (xét qua các nội dung vừa nêu).

c) Mối quan hệ giữa nội dung của các câu trong đoạn văn thể hiện ở sự lặp các từ Tác phẩm - tác phẩm, dùng các từ cùng trường liên tưởng với Tác phẩmnghệ sĩ, thay thế từ nghệ sĩ bằng Anh, dùng quan hệ từ Nhưng, dùng cụm từ cái đã có rồi đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.

@192092@

II. Ghi nhớ

Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về nội dung: 

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề) ;

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc).

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quân hệ với câu trước (phép nối).

@191955@@192022@