* Đồ thị hàm số, hàm số, đồ thị. Mấy cái này khác nhau như thế nào vậy ạ? Lấy ví dụ giúp mình nhá!
*Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị
+ Tọa độ giao điểm của 2 đồ thị nghĩa là như nào ạ?
+ Nếu làm theo cách vẽ đồ thị thì đối với trường hợp nào. Và cách giải theo vẽ đồ thị hàm số như nào ạ?
+ Với nhiều hàm số trở lên thì làm như nào ạ?
+ Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị là nghiệm của phương trình. Tại sao là hoành độ giao điểm mà không phải tung độ giao điểm ạ?
+ Ví dụ y= -2x+3 (d1). Mình gọi (d1) là đường thẳng. Đường thẳng này khác với hàm số như nào ạ. Ví dụ thay x = 2 vào (d1) thì không đung mà phải nói thay x = 2 vào y = -2x+3 thì mới đúng ạ? Mà mình đặt hàm số đó là đường thẳng (d1) vậy tại sao khác nhau như nào ạ?
CHỈ CẦN VẼ HÌNH GIÚP EM THÔI Ạ!!!
Trên đường tròn (O) đường kính AB, lấy điểm E bất kỳ (khác A và B ). Gọi F là điểm đối xứng với E qua O. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, đường thẳng này cắt các tia AE, AF lần lượt tại M và N.
a) Chứng minh AE AM AF AN.
b) Tìm vị trí của E trên đường tròn (O) để đoạn thẳng MN có độ dài nhỏ nhất.
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB, lấy điểm M thuộc (O) sao cho góc MAB = 30°. Gọi C là điểm đối xứng với điểm O qua điểm B. Qua điểm C, vẽ đường thẳng vuông góc với AB cắt đường thăng AM tại D. a) Chứng minh: tứ giác BCDM nội tiếp trong đường tròn tâm I. Xác định vị trí điểm I b) Chứng minh: AD.AM = 6R² c) Tính số đo của góc ADC
Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB và AC với (O) (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và 'BC. a) Lấy điểm D đối xứng với B qua O. Gọi E là giao điểm của đoạn AD với đường tròn (O) ( E không trùng với D). Chứng minh DE.BA=BD.BE . b) Tính góc HEC
Cho đường tròn (O; 2,5) đường kính AB. Trên AB lấy điểm H sao cho AH=1. Vẽ dây CD vuông góc với AB tại H. Gọi E là điểm đối xứng với A qua H.
a)Chứng minh tứ giác ACED là hình thoi
b)Gọi I là giao điểm của DE và BC. Vẽ đường tròn (O') đường kính EB. Chứng minh rằng đường tròn này đi qua I.
c)Chứng minh rằng HI là tiếp tuyến của đường tròn (O')
d)Tính độ dài HI
cho đường tròn (o,r) có dây B,C ko đi qua tâm. từ điểm A thuộc tia đối của tia BC, vẽ các tiếp tuyến AE, AF của đường tròn O với E,F là các tiếp điểm. gọi I là trung điểm của BC, D là giao điểm thứ 2 của FI và (O), H là giao điểm của EF và AC. chứng minh:
a) ED//AC
b) AH.AI = AB.AC
giúp mình câu b thôi
Cho (O; 5cm), điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 10cm. Qua A vẽ tiếp tuyến AB với đường tròn (O) (B là tiếp điểm). Qua A kẻ cát tuyến không qua O cắt đường tròn (O) tại điểm C và D (C nằm giữa A và D). H là trung điểm của CD. Lấy điểm E đối xứng với B qua OA. Tính chu vi của tứ giác ABOE, ta được kết quả:
cho đường tròn (O) đường kính AB. Điểm M di động trên (O). Gọi N là điểm đối xứng của B qua M. Chứng tỏ M di động trên (O) thì N di động trên một đường tròn tiếp xúc với (O).
Cho (O;R) và dây BC cố định không đi qua O. Từ A thuộc tia đối của tia BC vẽ các tiếp tuyến AM,AN với (O) (M, N là tiếp điểm,M thuộc cung nhỏ BC). Gọi I là trung điểm của BC,MI cắt (O) tại điểm thứ hai là P. Gọi giao của MN với OI là K. Tìm vị trí của A để diện tích tam giác ONK lớn nhất