Ôn thi vào 10

camcon

 

* Đồ thị hàm số, hàm số, đồ thị. Mấy cái này khác nhau như thế nào vậy ạ? Lấy ví dụ giúp mình nhá! 

*Tìm tọa độ giao điểm của 2 đồ thị 

+ Tọa độ giao điểm của 2 đồ thị nghĩa là như nào ạ?

+ Nếu làm theo cách  vẽ đồ thị thì đối với trường hợp nào. Và cách giải theo vẽ đồ thị hàm số như nào ạ? 

+ Với nhiều hàm số trở lên thì làm như nào ạ? 

+ Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị là nghiệm của phương trình. Tại sao là hoành độ giao điểm mà không phải tung độ giao điểm ạ? 

+ Ví dụ y= -2x+3 (d1). Mình gọi (d1) là đường thẳng. Đường thẳng này khác với hàm số như nào ạ. Ví dụ thay x = 2 vào (d1) thì không đung mà phải nói thay x = 2 vào y = -2x+3 thì mới đúng ạ? Mà mình đặt hàm số đó là đường thẳng (d1) vậy tại sao khác nhau như nào ạ? 

 

 

 

Akai Haruma
5 tháng 10 2021 lúc 22:34

Lời giải:

Nói đơn giản thế này. Khi đề cho: Cho đồ thị hàm số $y=x+2$

- Hàm số: chính là $y=x+2$, biểu diễn mối quan hệ giữa biến $x$ và biến $y$. Hàm số hiểu đơn giản giống như phép biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến.

- Đồ thị hàm số (hay đồ thị): Khi có hàm số rồi, người ta muốn biểu diễn nó trên mặt phẳng tọa độ ra được 1 hình thù nào đó thì đó là đồ thị hàm số. Ví dụ, đths $y=x+2$ có dạng như thế này:

 


 

Bình luận (0)
Akai Haruma
5 tháng 10 2021 lúc 22:40

- Tọa độ giao điểm của hai đồ thị: Khi ta vẽ được đồ thị trên mặt phẳng tọa độ, 2 đồ thị đó giao nhau ở vị trí nào thì đó chính là tọa độ giao điểm. Ví dụ, trên mp tọa độ ta có 2 đồ thị $y=-2x+3$ và $y=x+6$ chả hạn. Điểm $A$, có tọa độ $(-1,5)$ chính là giao điểm. Như vậy, $(-1,5)$ là tọa độ giao điểm.

- Nhìn hình vẽ của đồ thị chỉ giúp ta có cái nhìn trực quan hơn. Khi muốn tìm giao điểm của 2 đồ thị hàm số, người ta thường dùng hàm số để tìm cho nhanh, vì hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến một cách "số hóa" hơn.

- Với nhiều hàm số trở lên thì ta cứ xét từng cặp 1 thôi. 

Bình luận (2)
Akai Haruma
5 tháng 10 2021 lúc 22:49

- Tung độ giao điểm cũng được, nhưng không hay dùng. Vì sao? Vì khi biểu diễn đồ thị hàm số, người ta hay biểu diễn $y=ax+b$. Lấy ví dụ, có 2 đths có phương trình $y=-2x+3$ và $y=x+6$ chả hạn. Người ta muốn tìm giao điểm $A(x_A,y_A)$

Vì $A$ thuộc 2 đths nên:

$y_A=-2x_A+3$

$y_A=x_A+6$

Tức là: $y_A=-2x_A+3=x_A+6$

Rút gọn lại: $-2x_A+3=x_A+6$ (chỉ còn hoành độ )

Nhưng người ta không muốn đặt $x_A$ làm gì cho mất thời gian. Vì vậy, người ta nói luôn, pt hoành độ giao điểm:

$-2x+3=x+6$. Giải được $x$ ta tìm được hoành độ giao điểm.

---------------------------------

Về câu ví dụ:

$(d_1)$ là hình vẽ được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ, còn hàm số $y=-2x+3$ là 1 hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa $x$ và $y$. Như vậy, 1 cái là hình, 1 cái là hàm số liên quan đến biến, số thì đương nhiên khác nhau. 

Hình vẽ thì không thể thay số được là đương nhiên, mà ta phải thay số vào biểu thức/ hàm số chứ. Cái này ta đã được học từ lớp 7 rồi.

Em còn chỗ nào chưa hiểu không?

 

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Thùy Trinh Ngô
Xem chi tiết
Thien Nguyen
Xem chi tiết
đặng thị thu thủy
Xem chi tiết
linh nguyễn gia
Xem chi tiết
Huy Nguyen
Xem chi tiết
kozakura-chan
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Thu Huyền
Xem chi tiết
Thien Nguyen
Xem chi tiết