Ôn tập Tam giác

Nguyễn Đăng Khoa

Cho tam giác DEF cân tại D, kẻ phân giác góc D cắt EF tại I, kẻ đường cao FK cắt DI tại M. Trên cạch DF lấy điểm N sao cho DN = DK

a)chứng minh tam giác DK M = tam giác DNM

b)chứng minh tam giác MKN cân

c)chứng minh MN vuông góc với DF

d)chứng minh ba điểm E, M, N thẳng hàng

e)chứng minh KN // EF

giúp mk với mk sáp thi òi :<

Trúc Giang
27 tháng 6 2020 lúc 10:21

a) Xét ΔDKM và ΔDNM ta có:

DK = DN (GT)

\(\widehat{KDM}=\widehat{NDM}\left(GT\right)\)

DM: cạnh chung

=> ΔDKM = ΔDNM (c - g - c)

b) Có: ΔDKM = ΔDNM (cmt)

=> KM = NM (2 cạnh tương ứng)

=> Tam giác NMK cân tại M

c) Có: ΔDKM = ΔDNM (cmt)

\(\Rightarrow\widehat{DNM}=\widehat{DKM}=90^0\) (2 góc tương ứng)

=> DN ⊥ NM

Hay: DF ⊥ NM (3)

d) Xét ΔDNE và ΔDKF ta có:

DN = DK (GT)

\(\widehat{EDF}\): chung

DE = DF (GT)

=> ΔDNE = ΔDKF (c - g - c)

\(\Rightarrow\widehat{DNE}=\widehat{DKF}=90^0\) (2 góc tương ứng)

=> DN ⊥ EN

Hay: DF ⊥ EN (4)

Từ (3) và (4) => E, M, N thẳng hàng

e) ΔDEF cân tại D (GT)

\(\Rightarrow\widehat{DEF}=\frac{180^0-\widehat{EDF}}{2}\left(1\right)\)

ΔDKN có: DK = DN (GT)

=> ΔDKN cân tại D

\(\Rightarrow\widehat{DKN}=\frac{180^0-\widehat{EDF}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{DEF}=\widehat{DKN}\)

Mà 2 góc này lại là 2 góc đồng vị

=> KN // EF

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
27 tháng 6 2020 lúc 10:13

a) Xét ΔDKM và ΔDNM có

DK=DN(gt)

\(\widehat{KDM}=\widehat{NDM}\)(DI là tia phân giác của \(\widehat{EDF}\), K∈DE, N∈DF, M∈DI)

DM chung

Do đó: ΔDKM=ΔDNM(c-g-c)

b) Ta có: ΔDKM=ΔDNM(cmt)

⇒MK=MN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔMKN có MK=MN(cmt)

nên ΔMKN cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

c) Ta có: ΔDKM=ΔDNM(cmt)

\(\widehat{DKM}=\widehat{DNM}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{DKM}=90^0\)(FK⊥DE, M∈FK)

nên \(\widehat{DNM}=90^0\)

hay MN⊥DF

d) Xét ΔDIE và ΔDIF có

DE=DF(ΔDEF cân tại D)

\(\widehat{EDI}=\widehat{FDI}\)(DI là tia phân giác của \(\widehat{EDF}\))

DI chung

Do đó: ΔDIE=ΔDIF(c-g-c)

\(\widehat{DIE}=\widehat{DIF}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{DIE}+\widehat{DIF}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{DIE}=\widehat{DIF}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒DI⊥EF

Xét ΔDEF có

FK là đường cao ứng với cạnh DE(gt)

DI là đường cao ứng với cạnh EF(cmt)

FK\(\cap\)DI={M}

Do đó: M là trực tâm của ΔDEF(định nghĩa trực tâm của tam giác)

⇒EM là đường cao ứng với cạnh DF

⇒EM⊥DF

mà MN⊥DF

và EM và MN có điểm chung là M

nên E,M,N thẳng hàng(đpcm)

e) Xét ΔDKN có DK=DN(gt)

nên ΔDKN cân tại D(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{DKN}=\frac{180^0-\widehat{KDN}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔDKN cân tại D)

hay \(\widehat{DKN}=\frac{180^0-\widehat{EDF}}{2}\)(1)

Ta có: ΔDEF cân tại D(gt)

\(\widehat{DEF}=\frac{180^0-\widehat{EDF}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔDEF cân tại D)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{DKN}=\widehat{DEF}\)

\(\widehat{DKN}\)\(\widehat{DEF}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên KN//EF(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phan Tiến Đạt
Xem chi tiết
Lê Ngọc Hạnh Trang
Xem chi tiết
Linh Thuy
Xem chi tiết
Lương Lê Minh Hằng
Xem chi tiết
18 Thiết Linh
Xem chi tiết
Chuối FF_W
Xem chi tiết
03.Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Ly Khánh
Xem chi tiết
Lê Ngọc Bảo Linh
Xem chi tiết