Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Diễm

Cho tam giác DEF cân tại D, đường phân fiasco DI. Gọi N là trung điểm của IF. Vẽ điểm M sao cho N là trung điểm của DM. Chứng minh rằng:

a) Tam giác DIN=tam giác MNF; MF vuông góc EF.

b) DF>MF.

c) Góc IDN>góc NDF.

d) D,I,K thẳng hàng( K là trung điểm của ME)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
28 tháng 7 2020 lúc 13:39

a) Xét ΔDIN và ΔMNF có

DN=MN(N là trung điểm của DM)

\(\widehat{DNI}=\widehat{MNF}\)(hai góc đối đỉnh)

IN=NF(N là trung điểm của IF)

Do đó: ΔDIN=ΔMNF(c-g-c)

\(\widehat{IDN}=\widehat{NMF}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{IDN}\)\(\widehat{NMF}\) là hai góc ở vị trí so le trong

nên DI//MF(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Xét ΔEDI và ΔFDI có

DE=DF(ΔDEF cân tại D)

\(\widehat{EDI}=\widehat{FDI}\)(DI là tia phân giác của \(\widehat{EDF}\))

DI chung

Do đó: ΔEDI=ΔFDI(c-g-c)

\(\widehat{DIE}=\widehat{DIF}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{DIE}+\widehat{DIF}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{DIE}=\widehat{DIF}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒DI⊥EF

Ta có: DI⊥EF(cmt)

DI//FM(cmt)

Do đó: FM⊥EF(định lí 2 từ vuông góc tới song song)

b) Xét ΔIFM vuông tại F có IM là cạnh huyền

nên IM là cạnh lớn nhất trong ΔIFM(trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)

⇒IM>FM(1)

Xét ΔINM và ΔFND có

IN=FN(N là trung điểm của IF)

\(\widehat{INM}=\widehat{FND}\)(hai góc đối đỉnh)

NM=ND(N là trung điểm của MD)

Do đó: ΔINM=ΔFND(c-g-c)

⇒IM=FD(hai cạnh tương ứng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra DF>MF(đpcm)

c) Xét ΔDFM có DF>MF(cmt)

mà góc đối diện với cạnh DF là \(\widehat{DMF}\)

và góc đối diện với cạnh MF là \(\widehat{FDM}\)

nên \(\widehat{DMF}>\widehat{FDM}\)(định lí 1 về quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác)

\(\widehat{DMF}=\widehat{IDN}\)(cmt)

nên \(\widehat{IDN}>\widehat{MDF}\)

hay \(\widehat{IDN}>\widehat{NDF}\)(đpcm)

d) Ta có: ΔEFM vuông tại F(EF⊥FM)

mà FK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền EM(K là trung điểm của EM)

nên \(FK=\frac{EM}{2}\)(định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

\(EK=\frac{EM}{2}\)(K là trung điểm của EM)

nên FK=EK

⇔K nằm trên đường trung trực của FE(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Ta có: DE=DF(ΔDEF cân tại D)

nên D nằm trên đường trung trực của FE(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)

Ta có: IE=IF(ΔEDI=ΔFDI)

nên I nằm trên đường trung trực của FE(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(5)

Từ (3), (4) và (5) suy ra D,I,K thẳng hàng(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thái Học
Xem chi tiết
Khánh Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Bảo Gia
Xem chi tiết
Cao Huy Hoàng
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Uyên
Xem chi tiết
Khanh Dang Le Duc
Xem chi tiết
Trương Văn Tùng
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
anh nguyen ngoc minh
Xem chi tiết