Hình học lớp 7

Huy Hoang

Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là phân giác, kẻ DE vuông góc với BC (E thuộc BC). Gọi F là giao điểm của AB và DE. Chứng minh rằng:

a) BD là đường trung trực của AE.

b) DF = DC.

c) AD < DC.

c) AE // FC.

Đức Hiếu
10 tháng 6 2017 lúc 14:34

A B C D E F

a, Xét tam giác ABD vuông tại A và tam giác EBD vuông tại E ta có:

BD:cạnh chung; góc ABD= góc EBD(gt)

Do đó tam giác ABD=tam giác EBD(cạnh huyền - góc nhọn)

=> AB=EB; AD=ED(cặp cạnh tương ứng)

Vì AB=EB; AD=ED nên B là D nằm trên đường trung trực của AE

=> BD là đường trung trực của AE(đpcm)

b, Xét tam giác ADF và tam giác EDC ta có:

góc FAD=góc CED(=90độ);AD=ED(cmt); góc ADF=góc EDC(đối đỉnh)

Do đó tam giác ADF=tam giác EDC(g.c.g)

=> DF=DC(cặp cạnh tương ứng) (đpcm)

c, Xét tam giác DEC vuông tại E ta có:

DE<DC(do trong tam giác vuông cạnh huyền lớn nhất)

mà DE=DA=> DA<DC(đpcm)

d, Vì tam giác ADF=tam giác EDC(cm câu b)

=> AF=EC(cặp cạnh tương ứng)

Ta có: BF=BA+AF; BC=BE+EC

mà BA=BE;AF=EC(đã cm)

=> BF=BC

=> tam giác BCF cân tại B

mặc khác ta có: BA=BE(cm câu a)

=> tam giác ABE cân tại B

Xét tam giác BCF và tam giác ABE cân tại B ta có:

góc BAE=\(\dfrac{180^o-\text{góc}ABE}{2}\) ;góc BFC=\(\dfrac{180^o-\text{góc}FBC}{2}\)

=> góc BAE=góc BFC

=> AE//CF(do có 1 cặp góc bằng nhau ở vị trí đồng vị) (đpcm)

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (8)
Nguyễn Thị Huyền Trang
10 tháng 6 2017 lúc 14:45

B A E F C D

a, Xét \(\Delta BAD\)\(\Delta BED\) có:

\(\widehat{BAD}=\widehat{BED}=90^0\)

BD chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\) (do BD là phân giác \(\widehat{ABC}\))

\(\Rightarrow\Delta BAD=\Delta BED\left(CH-GN\right)\)

\(\Rightarrow AB=EB\Rightarrow\) B nằm trên trung trực của AE (1)

\(AD=ED\Rightarrow\) D nằm trên trung trực của AE (2)

Từ (1) và (2) => BD là trung trực của AE

Vậy BD là trung trực của AE.

b, Xét \(\Delta ADF\)\(\Delta EDC\) có:

\(\widehat{DAF}=\widehat{DEC}=90^0\)

AD=ED

\(\widehat{ADF}=\widehat{EDC}\) (đối đỉnh)

\(\Rightarrow\Delta ADF=\Delta EDC\left(g-c-g\right)\)

=> DF=DC.

Vậy DF=DC

c, Ta có: tam giác ADF vuông tại A=> cạnh huyền DF>AD (3)

Mà DF=DC (4)

Từ (3) và (4) => AD<DC

Vậy AD<DC

d, Ta có:

+) CA là đường cao từ C của tam giác BCF

+) FE là đường cao từ F của tam giác BCF

Mà CA và FE cắt nhau tại D => D là trực tâm của tam giác BCF

=> BD là đường cao từ B của tam giác BCF => \(BD\perp FC\) (5)

Mặt khác, BD là trung trực của AE \(\Rightarrow BD\perp AE\) (6)

Từ (5) và (6) => AE//FC

Vậy AE//FC

Bình luận (0)
Quang Duy
10 tháng 6 2017 lúc 14:27

Hình mình vẽ sau nha

a)Xét tam giác ABD và tam giác EBD có:

BD là cạnh chung

Góc ABD=Góc EBD (BD là tia phân giác của góc B)

Góc BAD=Góc BED=90o

\(\Rightarrow\Delta ABD=\Delta EBD\left(g.c.g\right)\)

\(\Rightarrow AB=BE\)(cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\Delta BAE\) cân

\(\Rightarrow\)BD là đường trung trực của AE (vì trong tam giác cân,đường phân giác đồng thời là đường trung trực)

Bình luận (0)
Quang Duy
10 tháng 6 2017 lúc 14:37

b)Xét tam giác AFD và tam giác ECD có:

Góc FAD=Góc CED=90o

AD=ED (vì tam giác ABD=tam giác EBD)

Góc ADF=Góc EDC(đối đỉnh)

\(\Rightarrow\) tam giác AFD = tam giác ECD (g.c.g)

\(\Rightarrow\)DF=DC(cạnh tương ứng)

Bình luận (5)

Các câu hỏi tương tự
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Tớ cuồng xô
Xem chi tiết
Nghĩa Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
Xem chi tiết
Rau
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết