Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Itsuka

cho tam giác ABC có góc B = 45o, góc A = 15o . trên tia đối của tia của CB lấy điểm D sao cho CD = 2BC . kẻ DE vuông góc với AC .

a) CM : EB =ED

b) Tính góc ADB

Vũ Minh Tuấn
5 tháng 9 2019 lúc 18:04

a) Trên tia \(BD\) lấy điểm F sao cho \(BC=CF\left(F\in CD\right).\)

Xét \(\Delta ABC\)\(\widehat{ACD}\) là góc ngoài

=> \(\widehat{ACD}=\widehat{BAC}+\widehat{ABC}=15^0+45^0=60^0\) (1)

Xét \(\Delta CED\) vuông tại E có \(EF\) là đường trung tuyến

=> \(EF=CF=FD\) (2)

Từ (1) và (2) => \(\Delta ECF\) là tam giác đều.

=> \(EC=CF.\)

\(BC=CF\left(gt\right)\)

=> \(EC=BC.\)

=> \(\Delta BEC\) cân tại \(C.\) (3)

Xét \(\Delta ABC\) có:

\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^0\) (định lí tổng 3 góc trong một tam giác)

=> \(15^0+45^0+\widehat{C}=180^0\)

=> \(60^0+\widehat{C}=180^0\)

=> \(\widehat{C}=180^0-60^0\)

=> \(\widehat{C}=120^0\) (4)

Từ (3) và (4) => \(\widehat{EBC}=\frac{180^0-\widehat{C}}{2}=\frac{180^0-120^0}{2}=30^0.\)

\(\widehat{ABE}+\widehat{EBC}=45^0\left(=\widehat{B}\right)\)

=> \(\widehat{ABE}+30^0=45^0\)

=> \(\widehat{ABE}=45^0-30^0\)

=> \(\widehat{ABE}=15^0.\)

=> \(\widehat{ABE}=\widehat{BAC}=15^0.\)

=> \(\Delta AEB\) cân tại E

=> \(EB=EA\) (5)

Xét \(\Delta CED\) vuông tại E có \(\widehat{C}=60^0\)

=> \(\widehat{EDC}=\widehat{EBD}=\frac{\widehat{C}}{2}=\frac{60^0}{2}=30^0.\)

=> \(\Delta BED\) cân tại E.

=> \(EB=ED\left(đpcm\right)\) (6)

b) Từ (5) và (6) => \(EA=ED\)

=> Mà \(\widehat{AED}=90^0\left(gt\right)\)

=> \(\Delta AED\) vuông cân tại E.

=> \(\widehat{ADE}=45^0.\)

\(\widehat{ADB}=\widehat{ADE}+\widehat{EDB}\)

=> \(\widehat{ADB}=30^0+45^0\)

=> \(\widehat{ADB}=75^0.\)

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Thành Trương
5 tháng 9 2019 lúc 19:47

Kẻ \(DE\perp AC\left(E\in AC\right)\), điểm F sao cho BC = CF \(\left(F\in CD\right)\)

Xét \(\Delta ABC\)có \(\widehat{ACD}\)là góc ngoài nên \(\widehat{ACD}=15^0+45^0=60^0\)(1)

Xét \(\Delta CED\)vuông tại E có EF là trung tuyến nên \(EF=CF=FD\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\Delta ECF\)đều\(\Rightarrow EC=CF\)

Mà \(BC=CF\)nên \(\Rightarrow EC=BC\Rightarrow\Delta BEC\)cân Áp dụng định lý về tổng ba góc trong tam giác, ta được: \(\widehat{C}=180^0-\left(\widehat{A}+\widehat{B}\right)=180^0-60^0=120^0\)(4)

Tử (3) và (4) suy ra \(\widehat{EBC}=\frac{180^0-120^0}{2}=30^0\)

Mà \(\widehat{ABE}+\widehat{EBC}=45^0\left(=\widehat{B}\right)\)\(\Rightarrow\widehat{ABE}=15^0=\widehat{BAC}\)

Suy ra \(\Delta AEB\)cân tại E\(\Rightarrow EB=EA\)(5)

Xét \(\Delta CED\)vuông tại E có \(\widehat{C}=60^0\)nên \(\widehat{EDC}=30^0=\widehat{EBD}\)

Suy ra \(\Delta BED\)cân tại E \(\Rightarrow BE=ED\)(6)

Từ (5) và (6) suy ra \(EA=ED\)mà \(\widehat{AED}=90^0\)nên \(\Delta AED\)vuông cân tại E.

\(\Rightarrow\widehat{ADE}=45^0\)

Mà \(\widehat{ADB}=\widehat{ADE}+\widehat{EDB}\)nên \(\widehat{ADB}=30^0+45^0=75^0\)

Vậy \(\widehat{ADB}=75^0\)

Nguyễn Thành Trương
5 tháng 9 2019 lúc 19:47

Cách 2:

a) Ta có : \(\widehat{ACD}=\widehat{ABC}+\widehat{BAC}=45^0+15^0=60^0\),vì thế trong tam giác vuông CED thì \(\widehat{CDE}=30^0\).Gọi I là trung điểm của CD thì IE = IC.Tam giác ICE là tam giác đều nên CI = CE,từ đó CE = CB,do đó tam giác BEC cân tại đỉnh C,khi đó \(\widehat{CBE}=30^0=\widehat{CDE}\). Tam giác BED cân tại đỉnh E.Vậy EB = ED.

b) \(\widehat{ABE}=\widehat{ABC}-\widehat{EBC}=45^0-30^0=15^0\)nên \(\widehat{EAB}=\widehat{EBA}\).

Tam giác AEB cân ở E,do đó EA = EB,suy ra EA = ED

Tam giác EAD vuông cân,\(\widehat{EDA}=45^0\)

\(\widehat{BDA}=\widehat{BDE}+\widehat{EDA}=30^0+45^0=75^0\)

Itsuka
6 tháng 9 2019 lúc 15:44

dài vậy cơ à :3 nhác qué


Các câu hỏi tương tự
đỗ minh quý
Xem chi tiết
Cẩm Đặng
Xem chi tiết
Maria Shinku
Xem chi tiết
Phan Thị Phương Anh
Xem chi tiết
ROBFREE DUTY
Xem chi tiết
Thuỷ tina
Xem chi tiết
Anni
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Hoàng Dương
Xem chi tiết