Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen

Cho hình vuông ABCD, (O) nội tiếp hvuông ABCD tx với AB,AD lần lượt tại E,F. Gọi giao của CE và BF là G.

1) CM: A,F,O,G,E thuộc 1 đtròn.

2) Gọi giao của FB và (O) là M \(\left(M\ne F\right)\). CMR: MB=MG.

3)CMR: trực tâm \(\Delta GAF\) nằm trên (O).

Akai Haruma
28 tháng 5 2019 lúc 17:03

Lời giải:

Bài này của trường nào vậy bạn? Mình làm nhưng cảm thấy cách giải nó không được gọn gàng lắm.

1.

Vì $(O)$ tiếp xúc với $AB,AD$ tại $E,F$ nên $OE\perp AB, OF\perp AD$.

Tứ giác $AEOF$ có 3 góc vuông \((\widehat{A}, \widehat{E}, \widehat{F})\) nên là hình chữ nhật. Suy ra $A,E,O,F$ cùng thuộc 1 đường tròn (1)

Mà 2 cạnh kề \(OE=OF=R\) nên $AEOF$ là hình vuông

\(\Rightarrow AE=AF=OE=R=\frac{AB}{2}\)(hình tròn nội tiếp hình vuông thì bán kính bằng nửa cạnh hình vuông)

\(\Rightarrow AF=BE\). Xét 2 tam giác vuông $BAF$ và $CBE$ có:

\(\left\{\begin{matrix} BA=CB\\ AF=BE\\\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle BAF=\triangle CBE\) \(\Rightarrow \widehat{ABF}=\widehat{BCE}\)

\(\Leftrightarrow 90^0-\widehat{GBC}=\widehat{GCB}\)

\(\Leftrightarrow \widehat{GBC}+\widehat{GCB}=90^0\Rightarrow \widehat{BGC}=90^0\Rightarrow BF\perp CE\)

\(\Rightarrow \widehat{EGF}=90^0\).

Tứ giác $AEGF$ có tổng 2 góc đối \(\widehat{EAF}+\widehat{EGF}=180^0\) nên $A,E,F,G$ cùng thuộc 1 đường tròn (2)

Từ (1);(2) suy ra $A,F,O,G,E$ cùng thuộc 1 đường tròn

2. Tứ giác $AEOF$ là hình vuông nên $\widehat{EOF}=90^0$

\(\widehat{EMG}=\widehat{EMF}=\frac{1}{2}\widehat{EOF}=45^0\) (góc nt bằng một nửa góc ở tâm chắn cùng 1 cung)

Kết hợp $\widehat{EGM}=90^0$ suy ra $EGM$ là tam giác vuông cân.

Do đó \(MG=GE(1)\)

Dễ thấy $\triangle $BEG\sim \triangle BFA$ (tam giác vuông và chung góc $\widehat{B}$) nên \(\frac{EG}{BG}=\frac{FA}{BA}=\frac{R}{2R}=\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow EG=\frac{1}{2}BG(4)\)

Từ \((1);(2)\Rightarrow MG=\frac{BG}{2}\Rightarrow MB=MG\)

3. Kéo dài $OE$ cắt $(O)$ tại $K$ thì $K$ chính là điểm tiếp xúc giữa $CD$ và $(O)$

$AK$ cắt $(O)$ tại điểm thứ 2 là $L$ và cắt $BF$ tại $U$

Tứ giác $AECK$ có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm $O$ của mỗi đường nên $AECK$ là hình bình hành

\(\Rightarrow AK\parallel EC\) . Mà $EC\perp BF$ nên $AK\perp BF$ hay $AL\perp GF$ tại $U$

Xét tam giác $BEG$ và $AFU$ có

\(\widehat{EBG}=\widehat{FAU}(=90^0-\widehat{UAB})\); \(\widehat{FUA}=\widehat{EGB}=90^0\)

\(\Rightarrow \triangle BEG\sim \triangle AFU\Rightarrow \frac{AU}{FU}=\frac{BG}{EG}=2\) (kết quả phần 2)

\(\Rightarrow AU=2FU(5)\)

Mặt khác:

\(\widehat{FIU}=\widehat{FIK}=\frac{1}{2}\widehat{FOK}=\frac{1}{2}.90^0=45^0\) (quan hệ góc nt và góc ở tâm cùng chắn 1 cung). Kết hợp với $\widehat{FUI}=90^0$ suy ra tam giác $FIU$ vuông cân tại $U$

\(\Rightarrow FU=LU(6)\)

Từ \((5);(6)\Rightarrow AL=LU\Rightarrow \frac{LU}{AL}=1\)

\(EG\parallel AU\Rightarrow \frac{UG}{GB}=\frac{AE}{EB}=1\) (Ta-let)

Do đó: \(\frac{LU}{AL}=\frac{GU}{GB}\Rightarrow GL\parallel AB\) (Ta-let đảo)

Mà $AB\perp AF$ nên $GL\perp AF$

Vậy $GL\perp AF, AL\perp GF$ nên $L$ là trực tâm của $GAF$. Mà $L\in (O)$ nên ta có đpcm.

Akai Haruma
28 tháng 5 2019 lúc 17:04

Hình vẽ:

Violympic toán 9

Nguyen
28 tháng 5 2019 lúc 11:12

Các câu hỏi tương tự
kkkkkkkkkkkk
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Long
Xem chi tiết
Tuyển Trần Thị
Xem chi tiết
lê phương lan
Xem chi tiết
le anh nhat
Xem chi tiết
Đào Thị Hoàng Yến
Xem chi tiết
Hoài Ngọc Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Thơ
Xem chi tiết
Hoài Ngọc Phạm
Xem chi tiết