Chương 3: VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quỳnh Nguyễn Thị Ngọc

cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân (AB//CD) nội tiếp đường tròn tâm O và góc SBA=góc SCA=90 gọi M là trung điểm SA

a, CMR MO vuông góc (ABCD)

b, gọi \(\alpha\) là góc giữa 2 đường thẳng AB và SC. CMR \(\cos\alpha< \frac{BC}{SA}\)

Nguyễn Việt Lâm
10 tháng 2 2020 lúc 6:47

Từ giả thiết suy ra S nằm trên giao tuyến của 2 mặt phẳng qua B và C, lần lượt vuông góc AB và AC

Trong mặt phẳng (ABCD), qua B dựng d vuông góc AB, qua C dựng d' vuông góc AC, gọi H là giao điểm d và d' \(\Rightarrow H\) là hình chiếu vuông góc của S lên (ABCD)

Ta có các tam giác vuông ACH, ABH nội tiếp đường tròn đường kính AH nên ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AH

\(\Rightarrow O\) là trung điểm AH \(\Rightarrow MO//SH\) (tính chất đường trung bình)

\(\Rightarrow MO\perp\left(ABCD\right)\)

Cũng từ trên ta suy ra M là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABCD

\(\Rightarrow SD\perp DA\)

\(AB//CD\Rightarrow\alpha\) là góc giữa SC và CD

\(\Rightarrow cos\alpha=\left|cos\widehat{SCD}\right|=\sqrt{1-sin^2\widehat{SCD}}\)

Gọi K là hình chiếu vuông góc của M lên (SCD), do M là tâm mặt cầu ngoại tiếp \(\Rightarrow K\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác SCD

Áp dụng định lý hàm sin:

\(sin\widehat{SCD}=\frac{SD}{2ID}>\frac{SD}{2MD}=\frac{SD}{SA}\) (do M là tâm mặt cầu \(\Rightarrow MD=MA=\frac{1}{2}SA\))

\(\Rightarrow cos\alpha< \sqrt{1-\frac{SD^2}{SA^2}}=\sqrt{\frac{SA^2-SD^2}{SA^2}}=\frac{AD}{SA}=\frac{BC}{SA}\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Julian Edward
Xem chi tiết
Phương Lee
Xem chi tiết
Ngọc Nhã Uyên Hạ
Xem chi tiết
Nam Dao
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
NGUYỄN MINH HUY
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Diệp Thị Bích Nghi
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết