Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Crush

Cho hai đường tròn (O;R) và (O' r) cắt nhau tại hai điểm A và B. Biết OO' = \(2+2\sqrt{3}\) (cm); góc AOB = 600; góc AO'B = 900. Tính bán kính R, r

Nguyễn Ngọc Lộc
18 tháng 6 2020 lúc 13:30

Ta có : Đường tròn tâm O cắt O, tại A và B .

=> OO, là đường trung trực của AB .

=> \(\left\{{}\begin{matrix}HA=HB=\frac{1}{2}AB\\AB\perp OO^,\end{matrix}\right.\)

=> \(\widehat{AO^,H}=\frac{1}{2}\widehat{AO^,B}=45^o\)

Mà tam giác AHO, vuông .

=> Tam giác AHO, vuông cân .

- Áp dụng định lý pi ta go vào tam giác AHO, có :

\(AO^,=\sqrt{AH^2+OH^{,2}}=\sqrt{2AH^2}=\sqrt{2\left(\frac{AB}{2}\right)^2}=\sqrt{\frac{AB^2}{2}}\)

- Áp dụng định lý pi ta go vào tam giác AHO, có :

\(O^,H=\sqrt{AO^{,2}-AH^2}=\sqrt{\frac{AB^2}{2}-\left(\frac{AB}{2}\right)^2}=\sqrt{\frac{AB^2}{4}}=\frac{AB}{2}\)

- Áp dụng định lý pi ta go vào tam giác AHO có :

\(OH=\sqrt{AO^2-AH^2}\)

Mà tam giác OAB là tam giác đều ( \(\left\{{}\begin{matrix}OA=OB=R\\\widehat{AOB}=60^o\end{matrix}\right.\) )

=> \(AO=AB\)

=> \(OH=\sqrt{AB^2-\left(\frac{AB}{2}\right)^2}=\sqrt{\frac{3AB^2}{4}}=\frac{AB\sqrt{3}}{2}\)

Ta có : \(OO^,=OH+O^,H=\frac{AB}{2}+\frac{AB\sqrt{3}}{2}=2+2\sqrt{3}\)

=> AB = 4 ( cm )

=> \(AH=BH=\frac{1}{2}AB=2\left(cm\right)\)

- Áp dụng tỉ số lượng giác vào :

\(\left\{{}\begin{matrix}\Delta AHO^,\perp H:SinAO^,H=Sin45=\frac{AH}{AO^,}=\frac{2}{AO^,}\\\Delta AHO\perp H:SinAOH=Sin30=\frac{AH}{AO}=\frac{2}{AO}\end{matrix}\right.\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}AO^,=2\sqrt{2}=r\\AO=4=R\end{matrix}\right.\) ( cm )


Các câu hỏi tương tự
So Yummy
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trang Triệu
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
hạnh nguyễn thu
Xem chi tiết
NT Ánh
Xem chi tiết