Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới :
Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ ?
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
Vẫn như xưa, vườn dừa quê nội,
Sao lòng tôi bỗng thấy yêu hơn,
Ôi, thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn .
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.
( Dừa ơi – Lê Anh Xuân)
Câu 1. Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại ? Chép lại câu thơ có sử dụng hình thức ngôn ngữ đó.
Câu 3. Liệt kê các từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 4. Trong câu thơ: “ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút – Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ” , tác giã đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ ấy ?
Câu 5. Từ nội dung đoạn thơ, em nhận thấy tình cảm của người viết đối với quê hương như thế nào ?
Câu 1: Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt{x^2+1}=\sqrt{x+1}\) là:
A. \(\left\{0\right\}\)
B. \(\left\{0;-1\right\}\)
C. \(\left\{1\right\}\)
D. \(\left\{0;1\right\}\)
Câu 2: Cho tam giác ABC có AC = \(\sqrt{2};\widehat{BAC}=105^0;\widehat{ACB}=30^0\). Tính độ dài cạnh BC.
A. \(\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2}\)
B. \(\frac{\sqrt{6}}{2}\)
C. \(\frac{1+\sqrt{3}}{2}\)
D. \(\frac{\sqrt{2}+\sqrt{6}}{2}\)
Câu 3: Với \(\alpha\) nhọn, biết \(\sin\alpha-\cos\alpha=\frac{3}{5}.\) Tính giá trị biểu thức E = \(\sin\alpha.\cos\alpha\)
A. \(\frac{5}{8}\)
B. \(\frac{8}{25}\)
C. \(\frac{1}{5}\)
D. \(\frac{2}{5}\)
Câu 4: Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat{BAC}=45^0\) và AB = a. Tính BC theo a.
A. \(a\sqrt{2-\sqrt{2}}\)
B. \(a\sqrt{2+\sqrt{2}}\)
C. \(a\sqrt{2}\)
D. \(a\left(2+\sqrt{2}\right)\)
Câu 5: Cho \(P=3\sqrt{x-5}+4\sqrt{9-x}\) (với \(5\le x\le9\)). Gọi a, b lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của P. Tính a2 + b2.
A. 100
B. 16
C. 136
D. 164
Các bạn giải chi tiết ra rồi mới chọn đáp án nhé!!! Thank you!!!