Ôn tập Đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhat Phuc Dang

Cho đường tròn (O;R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn(O). Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC của đường tròn(O). Gọi H là giao điểm của OA và BC

a) Chứng mih: OA vuông góc BC tại H

b) Từ B vẽ đường kính BD(O), đường thẳng AD cắt (O) tại E (khác D).Chứng minh: AE.AD=AH.AO

c) Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng AD tại K và cắt đường BC tại F. Chứng minh: FD là tiếp tuyến của (O)

Giúp mk câu c nha

Cao Ngọc Diệp
17 tháng 8 2020 lúc 10:45

Lời giải:

a) Ta có:

$OB=OC(=R)$

$AB=AC$ (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

$\Rightarrow OA$ là trung trực $BC$

$\Rightarrow OA\perp BC$ tại trung điểm $H$ của $BC$

b)

Xét tam giác $ABE$ và $ADB$ có:
$\widehat{A}$ chung

$\widehat{ABE}=\widehat{ADB}$ (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung thì bằng góc nội tiếp chắn bởi cung đó)

$\Rightarrow \triangle ABE\sim \triangle ADB$ (g.g)

$\Rightarrow \frac{AB}{AE}=\frac{AD}{AB}\Rightarrow AB^2=AE.AD(1)$

Tam giác $ABO$ vuông tại $B$ có đường cao $BH$, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông:

$AB^2=AH.AO(2)$
Từ $(1);(2)\Rightarrow AH.AO=AE.AD$ (đpcm)

c)

Dễ thấy $\triangle OHF\sim \triangle OKA$ (g.g)
$\Rightarrow \frac{OH}{OK}=\frac{OF}{OA}$

$\Rightarrow OK.OF=OH.OA$. Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì $OH.OA=OB^2=OD^2$

Do đó: $OK.OF=OD^2$

$\Rightarrow OKD\sim \triangle ODF$ (c.g.c)

$\Rightarrow \widehat{ODF}=\widehat{OKD}=90^0$

$\Rightarrow OD\perp DF$ nên $FD$ là tiếp tuyến của $(O)$

Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
20 tháng 11 2020 lúc 12:32

Lời giải:

a) Ta có:

$OB=OC(=R)$

$AB=AC$ (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

$\Rightarrow OA$ là trung trực $BC$

$\Rightarrow OA\perp BC$ tại trung điểm $H$ của $BC$

b)

Xét tam giác $ABE$ và $ADB$ có:
$\widehat{A}$ chung

$\widehat{ABE}=\widehat{ADB}$ (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung thì bằng góc nội tiếp chắn bởi cung đó)

$\Rightarrow \triangle ABE\sim \triangle ADB$ (g.g)

$\Rightarrow \frac{AB}{AE}=\frac{AD}{AB}\Rightarrow AB^2=AE.AD(1)$

Tam giác $ABO$ vuông tại $B$ có đường cao $BH$, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông:

$AB^2=AH.AO(2)$
Từ $(1);(2)\Rightarrow AH.AO=AE.AD$ (đpcm)

c)

Dễ thấy $\triangle OHF\sim \triangle OKA$ (g.g)
$\Rightarrow \frac{OH}{OK}=\frac{OF}{OA}$

$\Rightarrow OK.OF=OH.OA$. Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông thì $OH.OA=OB^2=OD^2$

Do đó: $OK.OF=OD^2$

$\Rightarrow OKD\sim \triangle ODF$ (c.g.c)

$\Rightarrow \widehat{ODF}=\widehat{OKD}=90^0$

$\Rightarrow OD\perp DF$ nên $FD$ là tiếp tuyến của $(O)$

Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
20 tháng 11 2020 lúc 12:39

Hình vẽ:
Ôn tập Đường tròn

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Duyên Thảo
Xem chi tiết
Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Cẩm Hân
Xem chi tiết
Nlkieumy
Xem chi tiết
hoàng thiên
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết
????????????????
Xem chi tiết
????????????????
Xem chi tiết
Trần Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết