a) Do hai điểm C,D cách đều hai điểm A,B
nên CA=CB; DA=DB và CD là đường trung trực của AB
Xét ΔCAB có CA=CB(cmt)
nên ΔCAB cân tại C(định nghĩa tam giác cân)
Ta có: CD là đường trung trực của AB(cmt)
⇒CD⊥AB và CD cắt AB tại trung điểm của AB
mà CD\(\cap\)AB={I}
nên I là trung điểm của AB
Ta có: ΔCAB cân tại C(cmt)
mà CI là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy AB(do I là trung điểm của AB)
nên CI cũng là đường phân giác ứng với cạnh AB(định lí tam giác cân)
⇒CI là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\)
hay CD là tia phân giác của \(\widehat{ACB}\)(đpcm)
b) Xét ΔACI vuông tại I và ΔBCI vuông tại I có
IA=IB(do I là trung điểm của AB)
CI là cạnh chung
Do đó: ΔACI=ΔBCI(hai cạnh góc vuông)
c) Ta có: C cách đều A và B(gt)
nên C nằm trên đường trung trực của AB(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: D cách đều A và B(gt)
nên D nằm trên đường trung trực của AB(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra CD là đường trung trực của AB(đpcm)