Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Châu Mỹ Linh

Cho \(\Delta\)ABC có góc A bằng \(60^o\), đường cao BN và CN cắt nhau tại H. NỐi AH cắt BC tại K. Biết AC = 8cm

a) Tính AN, NC và số đo của\(\widehat{ABM}\)\(\widehat{BHC}\)

b) Chứng minh rằng AK\(\perp\)BC, \(\widehat{MBC}\) = \(\widehat{CAK}\)

c) Goi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng tam giác MIN đều

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 8 2020 lúc 22:55

a) Xét ΔANC vuông tại N có

\(\widehat{NAC}+\widehat{ACN}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

hay \(\widehat{ACN}=90^0-\widehat{NAC}=90^0-60^0=30^0\)

Xét ΔANC vuông tại N có \(\widehat{ACN}=30^0\)(cmt)

nên \(AN=\frac{AC}{2}\)(Trong một tam giác vuông, cạnh đối với góc 300 thì bằng nửa cạnh huyền)

hay \(AN=\frac{8}{2}=4cm\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔANC vuông tại N, ta được:

\(AC^2=AN^2+NC^2\)

\(\Leftrightarrow NC^2=AC^2-AN^2=8^2-4^2=64-16=48\)

hay \(NC=4\sqrt{3}cm\)

Vậy: AN=4cm; \(NC=4\sqrt{3}cm\)

Xét ΔABM vuông tại M và ΔACN vuông tại N có

\(\widehat{BAM}\) chung

Do đó: ΔABM∼ΔACN(g-g)

\(\Rightarrow\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(hai góc tương ứng bằng nhau)

\(\widehat{ACN}=30^0\)(cmt)

nên \(\widehat{ABM}=30^0\)

Vậy: \(\widehat{ABM}=30^0\)

b) Xét ΔABC có:

BM là đường cao ứng với cạnh AC(gt)

CN là đường cao ứng với cạnh AB(gt)

BM\(\cap\)CN={H}

Do đó: H là trực tâm của ΔABC(Tính chất ba đường cao của tam giác)

⇔AH⊥BC

hay AK⊥BC

Xét ΔCBM vuông tại M và ΔCAK vuông tại K có

\(\widehat{BCM}\) chung

Do đó: ΔCBM∼ΔCAK(g-g)

\(\Rightarrow\widehat{CBM}=\widehat{CAK}\)(hai góc tương ứng)(ddpcm)

c) Ta có: \(AN=\frac{AC}{2}\)(cmt)

nên \(\frac{AN}{AC}=\frac{1}{2}\)

hay \(\frac{AC}{AN}=2\)

Ta có: ΔABM∼ΔACN(cmt)

\(\frac{AB}{AC}=\frac{AM}{AN}\)

hay \(\frac{AB}{AM}=\frac{AC}{AN}\)

Xét ΔABC và ΔAMN có

\(\frac{AB}{AM}=\frac{AC}{AN}\)(cmt)

\(\widehat{BAC}\) chung

Do đó: ΔABC∼ΔAMN(c-g-c)

\(\frac{BC}{MN}=\frac{AC}{AN}\)(hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

\(\frac{AC}{AN}=2\)(cmt)

nên \(\frac{BC}{MN}=2\)

hay \(MN=\frac{BC}{2}\)(1)

Xét ΔNBC vuông tại N có NI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(I là trung điểm của BC)

nên \(NI=\frac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(2)

Xét ΔMBC vuông tại M có MI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(I là trung điểm của BC)

nên \(MI=\frac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra IN=IM=NM

Xét ΔINM có IN=IM=NM(cmt)

nên ΔINM đều(định nghĩa tam giác đều)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
illumina
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
Thái Viết Nam
Xem chi tiết
Kiều Lê
Xem chi tiết
Xích U Lan
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết