Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Xích U Lan

Cho ΔABC vuông ở A, đường cao AH. Biết BC=8cm, AB=4cm

a, Tính AC, sinC

b, Tính \(\widehat{B},\widehat{C}\) , độ dài các đoạn thẳng AH, BH

c, Trên cạnh AC lấy điểm K ( K ≠ A , K ≠ C), gọi D là hình chiếu của A trên BK. Chứng minh rằng: SBHD = \(\frac{1}{4}S_{BKC}.cos^2\widehat{ABD}\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
31 tháng 10 2020 lúc 19:47

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow AC^2=BC^2-AB^2=8^2-4^2=48\)

hay \(AC=4\sqrt{3}cm\)

Xét ΔABC vuông tại A có

\(\sin\widehat{C}=\frac{AB}{BC}=\frac{4}{8}=\frac{1}{2}\)

Vậy: \(AC=4\sqrt{3}cm\); \(\sin\widehat{C}=\frac{1}{2}\)

b) Xét ΔABC vuông tại A có

\(\sin\widehat{C}=\frac{1}{2}\)(cmt)

hay \(\widehat{C}=30^0\)

Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(\widehat{B}+\widehat{C}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Rightarrow\widehat{B}+30^0=90^0\)

hay \(\widehat{B}=60^0\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:

\(AH\cdot BC=AB\cdot AC\)

\(\Leftrightarrow AH\cdot8=4\cdot4\sqrt{3}=16\sqrt{3}\)

hay \(AH=2\sqrt{3}cm\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:

\(AH^2+HB^2=AB^2\)

\(\Leftrightarrow\left(2\sqrt{3}\right)^2+HB^2=4^2\)

\(\Leftrightarrow HB^2=4^2-\left(2\sqrt{3}\right)^2=16-12=4\)

hay BH=2cm

Vậy: \(\widehat{C}=30^0\); \(\widehat{B}=60^0\); \(AH=2\sqrt{3}cm\); BH=2cm


Các câu hỏi tương tự
bí ẩn
Xem chi tiết
Nguyên Nguyên
Xem chi tiết
AN TÂM
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng trung
Xem chi tiết
H Thọ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng trung
Xem chi tiết
thái
Xem chi tiết