Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Hảo

Cho ΔABC vuông ở A và AB = AC. Gọi K là trung điể của BC

a) c/m :ΔABC = ΔAKC

b) c/m: AK ⊥ AC

c) Từ C vẽ đường vuông góc vs BC cắt đường thẳng AB tại E. C/m EC // AK

Phạm Thảo Vân
21 tháng 12 2017 lúc 14:47

A B C K E

a) Xét tam giác AKB và tam giác AKC , có :

AB = AC ( gt )

KB = KC ( K là trung điểm của BC )

AK : cạnh chung

=> tam giác AKB = tam giác AKC ( c-c-c )

Vậy tam giác AKB = tam giác AKC ( c-c-c )

b) Vì tam giác AKB = tam giác AKC ( chứng minh trên ) => góc AKB = góc AKC ( hai góc tương ứng ) mà góc AKB + góc AKC = 180o => góc AKB = góc AKC = 90o hay AK_|_ BC

Vậy AK_|_ BC

c) Vì tam giác AKB = tam giác AKC=> góc KAB = góc KAC ( hai góc tương ứng ) mà góc BAC = 90o ( tam giác ABC vuông ở A ) => góc KAB = góc KAC= góc BAC /2 = 90 độ / 2 = 45 độ => góc KAC = 45 độ ( 1 )

Xét tam giác KAC : góc AKC + góc KCA + góc CAK = 180 độ

Thay 90 độ + góc KCA + 45 độ = 180 độ

góc KCA = 180 độ - 90 độ - 45 độ

góc KCA = 45 độ

Vì góc BCE = 90 độ ( từ C kẻ đường vuông góc với BC ) mà góc KCA = 45 độ => góc ACE = 45 độ ( 2 )

Từ (1 ) và ( 2 ) => góc KAC = góc ACE mà hai góc ở vị trí so le trong nên EC // AK ( dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song )

Vậy EC // AK

Ngô Thành Chung
21 tháng 12 2017 lúc 20:11

A B C . K 1 2 E

a, Vì K là trung điểm của BC

⇒KB=KC

Xét ΔAKB và ΔAKC có

AB=AC(GT)

KB=KC(CM trên)

Cạnh chung AK

⇒ ΔAKB=ΔAKC (c.c.c) (đpcm)

b, Vì ΔAKB=ΔAKC ⇒ \(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}\) (2 góc tương ứng) (1)

Ta có \(\widehat{K_1}+\widehat{K_2}=180^0\)(kề bù) (2)

Từ (1),(2)⇒\(\widehat{K_1}=\widehat{K_2}=\dfrac{180^0}{2}=90^0\)

⇒ AK ⊥ BC (đpcm)

c, Vì CE ⊥ BC ⇒ \(\widehat{BCE}\) = 900

Ta có \(\widehat{BCE}=\widehat{K_2}=90^0\)

Mà 2 góc ở vị trí đồng vị

⇒ CE // AK (đpcm)

Nguyễn Ngô Minh Trí
22 tháng 12 2017 lúc 9:56

Cho tam giác ABC vuông tại A,AB = AC,Gọi K là trung điểm của BC,Chứng minh tam giác AKB = tam giác AKC,Chứng minh AK vuông góc BC,Từ C vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt đường thẳng AB tại E,Chứng minh EC // AK,Toán học Lớp 7,bài tập Toán học Lớp 7,giải bài tập Toán học Lớp 7,Toán học,Lớp 7


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
27.N7.Hà Phương.7a6
Xem chi tiết
Đỗ Minh Khôi
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
09_7a3_Phương Chơn
Xem chi tiết
Trần Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết