Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hải Vân

Cho △ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM từ M kẻ Me vuông góc với AB, tại E kẻ MF vuông góc với AC tại F

a, Cm :△ BEM = △CFM

b, Am là trung trực của EF

c, Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại B, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C. hai đường này cắt tại D. CM: A,M,D thẳng hàng

Trúc Giang
31 tháng 1 2020 lúc 18:06

Tam giác cân

Tam giác cân

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
31 tháng 1 2020 lúc 18:14

a) Vì \(AM\) là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\left(gt\right)\)

=> \(M\) là trung điểm của \(BC.\)

=> \(BM=CM.\)

+ Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) (tính chất tam giác cân).

Hay \(\widehat{EBM}=\widehat{FCM}.\)

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(BEM\)\(CFM\) có:

\(\widehat{BEM}=\widehat{CFM}=90^0\left(gt\right)\)

\(BM=CM\left(cmt\right)\)

\(\widehat{EBM}=\widehat{FCM}\left(cmt\right)\)

=> \(\Delta BEM=\Delta CFM\) (cạnh huyền - góc nhọn).

b) Theo câu a) ta có \(\Delta BEM=\Delta CFM.\)

=> \(BE=CF\) (2 cạnh tương ứng).

+ Vì \(\Delta ABC\) cân tại \(A\left(gt\right)\)

=> \(AB=AC\) (tính chất tam giác cân).

Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AE+BE=AB\\AF+CF=AC\end{matrix}\right.\)

\(\left\{{}\begin{matrix}BE=CF\left(cmt\right)\\AB=AC\left(cmt\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(AE=AF.\)

=> \(A\) thuộc đường trung trực của \(EF\) (1).

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(AEM\)\(AFM\) có:

\(\widehat{AEM}=\widehat{AFM}=90^0\left(gt\right)\)

\(AE=AF\left(cmt\right)\)

Cạnh AM chung

=> \(\Delta AEM=\Delta AFM\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

=> \(EM=FM\) (2 cạnh tương ứng).

=> \(M\) thuộc đường trung trực của \(EF\) (2).

Từ (1) và (2) => \(AM\) là đường trung trực của \(EF.\)

c) Vì \(AB=AC\left(cmt\right)\)

=> \(A\) thuộc đường trung trực của \(BC\) (3).

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABD\)\(ACD\) có:

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACD}=90^0\left(gt\right)\)

\(AB=AC\left(cmt\right)\)

Cạnh AD chung

=> \(\Delta ABD=\Delta ACD\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

=> \(BD=CD\) (2 cạnh tương ứng).

=> \(D\) thuộc đường trung trực của \(BC\) (4).

Từ (3) và (4) => \(AD\) là đường trung trực của \(BC.\)

Hay \(AD\) là đường trung trực của \(EF.\)

=> \(AD\perp EF\) (định nghĩa đường trung trực).

+ Vì \(AM\) là đường trung trực của \(EF\left(cmt\right).\)

=> \(AM\perp EF\) (định nghĩa đường trung trực).

\(AD\perp EF\left(cmt\right)\)

=> \(AM\) trùng với \(AD.\)

=> \(A,M,D\) thẳng hàng (đpcm).

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Taehyung Kim
Xem chi tiết
Vũ Quang Vinh
Xem chi tiết
7/8 17-ngô tấn khoa-
Xem chi tiết
Trịnh Bình An
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
Phan Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Thùy Dương
Xem chi tiết
Ngô Minh Hiếu
Xem chi tiết
Hoang Nhat Nam (Fschool_...
Xem chi tiết