Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Piz Black

Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của các tia BC và CB lấy theo thứ tự 2 điểm D và E sao cho BD = CE.

a. Chứng minh: ∆ADE cân.

b. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AM là tia phân giác của góc DAE.

c. Từ B và C kẻ BH và CK theo thứ tự vuông góc với AD và AE. Chứng minh: BH = CK.

Aki Tsuki
13 tháng 3 2017 lúc 19:28

Ta có hình vẽ sau:

A B C M D H E K 1 2 1 2

a/ Ta có: \(\widehat{B_1}+\widehat{B_2}=180^o\)

\(\widehat{C_1}+\widehat{C_2}=180^o\)

\(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

\(\Rightarrow\widehat{B_2}=\widehat{C_2}\)

Xét \(\Delta ABD\)\(\Delta ACE\) có:

AB = AC (gt)

\(\widehat{B_2}=\widehat{C_2}\left(cmt\right)\)

BD = CE (gt)

\(\Rightarrow\Delta ABD=\Delta ACE\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow AD=AE\) (c t/ứng)

\(\Rightarrow\Delta ADE\) cân tại A (đpcm)

b/ Ta có: BD + BM = MD

CE + CM = ME

mà BD = CE (gt) ; BM = CM (gt)

=> MD = ME

Xét \(\Delta AMD\)\(\Delta AME\) có:

AM: chung

AD = AE (đã cm)

MD = ME (cmt)

\(\Rightarrow\Delta AMD=\Delta AME\left(c-c-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{DAM}=\widehat{EAM}\) (g t/ứng)

\(\Rightarrow\) AM là tia p/g của góc DAE (đpcm)

c/ Xét 2\(\Delta vuông\): \(\Delta BDH\)\(\Delta CEK\) có:

BD = CE (gt)

\(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)(\(\Delta ADE\) cân)

\(\Rightarrow\Delta BDH=\Delta CEK\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow BH=CK\) (c t/ứng) (đpcm)

qwerty
13 tháng 3 2017 lúc 19:40

A B C E D GT: Tam giác ABC cân => AB = AC; góc B = góc C; BD = CE ; M là tđ BC => BM = CM BH vuông góc với AD; CK vuông góc với AE KL: a, Tam giác ADE cân b, AM là tia phân giác góc DAE c, BH = CK 1 1 2 2 M 1 2 H K 3 3 3 4 1 2 1 2

a, ΔADE cân:

Ta có: \(\widehat{B_1}+\widehat{B_{23}}=180^o\) (kề bù)

\(\widehat{C_1}+\widehat{C_{23}}=180^o\) (kề bù)

\(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\) (ΔABC cân tại A)

\(\Rightarrow\widehat{B_{23}}=\widehat{C_{23}}\)

Xét ΔABD và ΔACE có:

+ BD = CE (gt)

+ \(\widehat{B_{23}}=\widehat{C_{23}}\) (cmt)

+ AB = AC (ΔABC cân tại A)

\(\Rightarrow\) ΔABD = ΔACE (c-g-c)

\(\Rightarrow\) AD = AE (2 cạnh tương ứng)

\(\Rightarrow\) ΔADE cân tại A.

b, AM là tia phân giác của góc DAE:

Ta có: M là trung điểm của BC

\(\Rightarrow\) BM = CM

Xét ΔABM và ΔACM có:

+ AB = AC (ΔABC cân tại A)

+ \(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\) (ΔABC cân tại A)

+ BM = CM (cmt)

\(\Rightarrow\) ΔABM = ΔACM (c-g-c)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\) AM là phân giác của \(\widehat{DAE}\).

c, BH = CK:

Ta có: ΔABM = ΔACM (câu b)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_3}=\widehat{A_4}\) (2 góc tương ứng)

Xét ΔAHB và ΔAKC có:

+ \(\widehat{K_2}=\widehat{H_2}\) (BH vuông góc với AD; CK vuông góc với AE)

+ AB = AC (ΔABC cân tại A)

+ \(\widehat{A_3}=\widehat{A_4}\) (cmt)

\(\Rightarrow\) ΔAHB = ΔAKC (cạnh huyền - góc nhọn)

\(\Rightarrow\) BH = CK (2 cạnh tương ứng)


Các câu hỏi tương tự
Tớ cuồng xô
Xem chi tiết
Hà Thu Nguyễn
Xem chi tiết
mayaha
Xem chi tiết
lê khánh linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
trịnh mai chung
Xem chi tiết
Nguyen Thi Hong Ngoc
Xem chi tiết
Kamui
Xem chi tiết
dao ha anh
Xem chi tiết