Ôn thi vào 10

Quoc Tran Anh Le

(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

 

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

 

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

 

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

 

Ra thế
Lượm ơi!

 

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

 

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...

 

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."

loading...

Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?

Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:

"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không? 

Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam.

Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.

Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 1,5GP; câu 5: 1,5GP; câu 6: 1,5GP; câu 7: 1,5GP; câu 8: 2GP)

T . Anhh
28 tháng 4 2023 lúc 22:47

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Đồng chí" có nghĩa là:

+ Đồng: cùng

+ chí: chí hướng, lí tưởng

"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.

(Em chỉ làm được 4 câu thôi ạ)

Bình luận (2)
Ngô Bá Hùng
28 tháng 4 2023 lúc 23:06

c1:-Bài thơ trên là bài "Lượm" của tác giả Tố Hữu.

-hcst: tháng12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

c2:- thể thơ: 4 chữ

-ptbd chính: biểu cảm

c3: Hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!" truyền đạt ý nghĩa sự chấp nhận của tác giả trước sự ra đi của một người lính trẻ tuổi. Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này là đau buồn và xót xa.

c5: Tác giả viết lặp lại hai đoạn thơ cuối để tăng cường tính nhân đạo của bài thơ. Những đoạn thơ cuối cùng nhắc nhở độc giả về sự giá trị của cuộc sống và những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống, như tình bạn, tình đồng chí và sự hy sinh.

 

Bình luận (3)
nthv_.
29 tháng 4 2023 lúc 9:13

Câu 7:

- Liên hệ hai văn bản: "Đồng chí" - Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Phạm Tiến Duật

- "Đồng chí" là tiếng gọi, tiếng xưng hô thông thường của những người lính cách mạng, là một sự sáng tạo mới trong ngôn ngữ. Hai từ ấy chính là sự kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình cảm: tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người. Nó làm cho cái mối quan hệ giữa những người cùng một đội ngũ - những khái niệm rất đỗi bình thường, thành một sự sáng tạo cao quý mà thiêng liêng vô cùng. 

Bình luận (1)
Hàng Tô Kiều Trang
29 tháng 4 2023 lúc 9:48

Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Tên bài thơ: "Lượm"

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1949 - giai đoạn đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

- Thơ 4 chữ.

- PTBĐ chính: tự sự.

Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?

- Tác giả muốn truyền đến người đọc sự đau đớn, xót xa, tiếc thương và tình cảm nhân đạo qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!".

- Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ: một sự thương tiếc, nỗi buồn day dứt tột cùng trong lòng, thương mến cho 1 tinh thần yêu nước hồn nhiên trẻ tuổi đã hi sinh.

Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:

"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

- BPTT: từ ngữ tượng trưng, hình ảnh sinh động và âm điệu nhịp nhàng.

- Tác dụng của chúng là tạo nên hình ảnh hi sinh cao đẹp, sống động từ đó dây cảm xúc sâu sắc cho người đọc.

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.

- Viết lặp lại vì:

+ Muốn nhấn mạnh lại một trái tim hồn nhiên, tâm hồn lạc quan trẻ tuổi nhưng lại rất đỗi thoải mái làm một công việc vô cùng nguy hiểm nhờ một tinh thần yêu nước quật cường. Từ đó ca ngợi những con người cách mạng cũng như chú bé Lượm.

-  Ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối là tôn vinh tinh thần hy sinh khi tuổi đời còn quá nhỏ của chú bé Lượm, nhấn mạnh sự đau đớn và tình cảm nhân đạo của cuộc chiến.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không? 

+ Điều đó đúng vê hình thức: cùng miêu tả hoạt động, hình dáng chú bé Lượm.

+ Điều đó không đúng về nội dung: đoạn thơ 2, 3 đầu bài là sự miêu tả còn 2 đoạn thơ cuối bài là nhấn mạnh lại hoạt động, hình dáng của 1 tinh thần yêu nước còn nhỏ tuổi khiến người ta xuýt xoa ngưỡng mộ từ đó khéo léo để lại 1 nỗi thương tiếc, day dứt, biết ơn cho người đọc.

Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam. Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.

- Bài thơ "Đồng chí" và "Tiểu đội xe không kính".

- "Đồng chí" thể hiện cho những tinh thần cùng chung chí hướng về một việc mà cả hai cùng đoàn kết giúp đỡ nhau.

Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.

Mạng xã hội là một tấm gương 2 chiều một mặt đem đến tiện ích, giải trí cho người tạo ra và người sử dụng nhưng đồng thời cũng từ từ tiếp tay cho lối đạo đức suy mòn được che đậy bằng thời đại sống mở đến với giới trẻ hiện nay. Một trong những lối nghèo nàn về đạo đức ấy là những xu hướng vô nghĩa, vô giá trị, vô ích, phản cảm, lố bịch.

Điển hình là những bạn học sinh đã học bài thơ này đưa những tấm hình của bản thân trên nền nhạc chế lại bài thơ "Lượm" một cách cợt nhã, thiếu tôn trọng. Điều này phản ánh lên một xã hội đang trên đà dần nghèo nàn về sự văn minh, ý thức. Từ đây, ta phần nào còn hiểu rõ hơn sự quan trọng của việc học hành, có học: mới có biết có hiểu về giá trị của bài thơ mà từ đó biết tôn trọng giá trị bài thơ, có hiểu: mới không xảy ra việc đưa những tấm hình phản cảm lên một nền nhạc chế cậu bé Lượm bằng ngôn từ xúc phạm. Hơn hết, từ xu hướng trên ta còn thấy được một nền văn minh đang bị lu mờ bởi ảo ảnh: "thời đại nào rồi". Cùng nghĩa với phát triển không phải là sống vô văn hóa, vô ơn với những anh hùng đã hi sinh đời mình dành lại sự tự do độc lập cho đất nước. Việc chúng ta cần làm là để xã hội phát triển theo chiều hướng đúng đắn, không vi phạm đạo đức: tức là phát triển kinh tế, công nghệ, sự văn minh hiện đại đồng thời giữ được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị văn học, thi học, lịch sử cũng như cội nguồn của mình. Mà muốn việc đó được thực hiện, công lao lớn nhất là những mầm non tương lai của đất nước: những bạn học sinh, thanh thiếu niên. 

Khép lại, chúng ta có học: học đến nơi đến chốn và làm giàu cho tâm hồn cho đạo đức tốt đẹp, nhâm phẩm cách của bản thân thì mới có giá trị trong cuộc sống; nếu không học: chúng ta không thể hiểu những giá trị cốt lõi của lịch sử, của thi ca văn học từ đó vô hình chung bản thân ta trở thành một con người sống vô định, làm trò cười cho thiên hạ và hơn hết là làm cho cha mẹ thất vọng về một đứa con sống vô ích với xã hội.

_Trang_

Bình luận (5)
Nguyễn Hoàng Duy
29 tháng 4 2023 lúc 12:38

Câu 1:

-Tên bài thơ : Lượm

- Tác giả: Tố Hữu ( 1920- 2002 ). Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành. Quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Hoàn cảnh sáng tác: Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

Câu 2:

- Thể thơ: thơ 4 chữ (ngắt nhịp 2/2)

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: tự sự

Câu 3: 

- Tác giả muốn truyền đến người đọc sự đau buồn, tiếc nuối, bất lực của tác giả khi đứng trước cái chết của người lính trẻ tuổi.

- Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này là đau buồn và tiếc nuối.

Câu 4:

- Những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau là sử dụng từ ngữ miêu tả hình ảnh và sử dụng âm điệu để tạo ra nhịp điệu cho bài thơ . Tả cảm: "Lúa thơm mùi sữa/Hồn bay giữa đồng..." -tác dụng tả cảm xúc của cháu bé khi chứng kiến ​​cái chết của người lính, đồng thời tạo nên hình ảnh tươi sáng, tuyệt đẹp và linh thiêng của cuộc sống. Điệp ngữ: "Một dòng máu tươi!" - tác dụng làm nổi bật hình ảnh cái chết đau đớn của người lính trẻ tuổi.

- Tác dụng của chúng là tạo ra  hình ảnh hi sinh cao đẹp, một hình ảnh sống động và cảm xúc sâu sắc cho người đọc.

Câu 5:

- Tác giả viết lặp lại hai đoạn thơ cuối để tăng cường hiệu ứng miêu tả và để khắc sâu hơn những xúc cảm của người đọc về sự tuyệt vọng và hy vọng trong cuộc sống. Ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối là tôn vinh sự hi sinh của người lính, cũng như tình yêu thương và sự hy vọng của con người.

Câu 6: 

- Điều đó có đúng. Thủ pháp đối lập được sử dụng để tạo ra sự tương phản giữa hình ảnh của chú bé trong quá khứ và hiện tại, giữa cảm xúc của chú bé trước và sau khi biết tin chú đồng chí đã hy sinh. Nhưng về nội dung thì đoạn thơ 2, 3 đầu bài là sự miêu tả còn 2 đoạn thơ cuối bài là nhấn mạnh lại hoạt động, tinh thần yêu nước còn nhỏ tuổi .

Câu 7: 

- Liên hệ 2 văn bản:  "Đồng chí" và "Tiểu đội xe không kính".

- Nhà thơ sử dụng từ "đồng chí" để chỉ người lính Việt Nam trong bài thơ. Từ "đồng" có nghĩa là "cùng nhau" hoặc "đồng điệu", còn từ "chí" có nghĩa là "tâm hồn, tinh thần" hoặc "tài năng, năng lực, phẩm chất, ý chí". Từ "chí" khi được kết hợp với từ "đồng" để tạo thành cụm từ "đồng chí" có ý nghĩa là những người có chung tinh thần, chung lý tưởng và chung sự cam kết với phong trào cách mạng. Từ "đồng chí"  để chỉ tình đồng chí, tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân và bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Từ "đồng chí" mang ý nghĩa linh thiêng, gắn bó, đoàn kết, tinh thần đồng lòng, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và chiến đấu.

Câu 8:

    Mạng xã hội là một phương tiện đáng giá cho việc kết nối và giải trí, nhưng cũng đồng thời mang đến nhiều mặt trái, trong đó có việc lan truyền những xu hướng phản cảm, vô nghĩa và lố bịch. Một ví dụ mới nhất là xu hướng sử dụng nhạc nền là bài hát chế dựa trên lời bài thơ để tạo ra những nội dung mang tính giải trí nhưng thiếu tôn trọng và đạo đức.

Tình trạng này cho thấy rõ sự suy mòn của đạo đức trong xã hội hiện đại, và đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục truyền thống và giá trị của văn học, lịch sử và thi ca. Điều quan trọng là phải xây dựng nền tảng giáo dục tốt để nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước, từ đó giúp xã hội phát triển theo hướng đúng đắn, bảo vệ những giá trị truyền thống và đồng thời tiếp nhận những giá trị mới.

 Việc học hành không chỉ mang lại kiến thức và kỹ năng cho các bạn trẻ, mà còn giúp họ có được tư tưởng đúng đắn và đạo đức tốt. Những cá nhân có tư tưởng đó sẽ trở thành những người có ích cho xã hội và đất nước, không chỉ là người tiêu dùng thông thường của công nghệ và giải trí mà còn là những người đóng góp xây dựng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

  Việc lấy bài thơ "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này " để tạo thành nhạc chế với nội dung giải trí lố bịch và phản cảm là hoàn toàn không đúng và không phù hợp. Bài thơ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình đồng chí, tình đoàn kết, tình quê hương, tình nghĩa vụ và lòng trung thành với đất nước. Việc sử dụng bài thơ này để tạo ra nội dung giải trí không chỉ là vi phạm bản quyền tác giả mà còn là một hành động thiếu tôn trọng với giá trị của tác phẩm văn học và tinh thần của người Việt Nam. Việc này làm mất đi giá trị của bài thơ và là sự xúc phạm đến tinh thần của những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh.

 

 

 

 

 

 

Bình luận (3)
IloveEnglish
29 tháng 4 2023 lúc 21:21

Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Tên bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này được ông "Tố Hữu" viết trong năm 1949, thời kì chiến tranh chống Pháp diễn ra ác liệt và tàn khốc. Trên đường từ Hà Nội về Huế để phục vụ cho kháng chiến, nhà thơ gặp Lượm - một cậu bé thông minh và nhỏ tuổi làm liên lạc. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin cậu đã hi sinh trên đường đưa thư, quá xúc động trước sự hi sinh của Lượm, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sẵn sàng hi sinh vì đất nước của cậu.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ
- Phương pháp biểu đạt chính là tự sự

Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?
- Hai câu thơ trên muốn nói đến sự thương tiếc của nhà thơ đối với sự ra đi đột ngột của Lượm - người anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh vì đất nước.

Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:

"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."
- BPTT: sử dụng từ ngữ gần gũi, thân thiện, hình ảnh rõ ràng, sinh động giúp người đọc dễ hình dung.
- Tác dụng: Tạo ra sự nhấn mạnh, ghi nhớ cho người đọc, giúp bài thơ trở nên dễ nhớ và ấn tượng hơn, tăng tính chân thực và sinh động cho bài thơ, giúp người đọc cảm nhận được sự sống động của cảnh vật, tạo ra sự gần gũi, thân thiện giữa người viết và người đọc, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của bài thơ.

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.
- Để nói rằng dù Lượm đã hi sinh nhưng cậu bé ấy vẫn mãi ở trong tim tác giả và mãi được tôn trọng và ghi nhớ công lao.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không? 
- Có, trong đoạn thơ 2 và 3 tác giả miêu tả cậu bé Lượm là một cậu bé ngây thơ, nhanh chân đưa thư, nhưng trong hai đoạn thơ cuối cùng, tác giả đã miêu tả cậu bé đã hi sinh vì chiến tranh. Hình ảnh vui tươi của cậu bé trong đoạn thơ 2,3 và hình ảnh đau buồn của cái chết đã tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ trong tâm trí người đọc.

Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam.

Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.
- Bài thơ: "Đồng Chí" & "Tiểu Đội Xe Không Kính"
- Từ "đồng chí" đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và tình đồng chí của người Việt Nam trong suốt lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.
- Theo em, giải trí là để chúng ta cảm thấy thư giãn sau một buổi học hoặc ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng một số người lại dùng những thứ cợt nhả, lố bịch và đăng tải lên một ứng dụng để giải trí nhằm mục đích câu "like", câu "view". Những người đã chết vì chiến tranh tàn khốc bây giờ lại bị giới trẻ mang ra giễu cợt, vậy có đáng để hi sinh không? Hòa bình mà chúng ta đang tận hưởng đều do họ ngày đêm mong ngóng, mạo hiểm cả tính mạng để đổi lấy độc lập. Nhưng chúng ta lại lấy họ ra làm trò đùa. So với ước mong của Bác, chúng ta ngày càng thiếu văn minh, văn minh bị "chà đạp do những chủ nhân tương lai". Tại sao ta không trở nên trưởng thành hơn mà sống, sao chúng ta lại có thể tạo ra những thứ lố bịch này? Liệu có phải do đời sống con người càng văn minh thì người ta lại cố phá nó đi? Người sáng tác ra một bài văn như vậy quả là muốn chiến tranh quay trở lại nhỉ? Tác giả của trò giễu cợt này đã chết trong chiến tranh bao giờ đâu, họ không thể biết được nỗi đau sót mà Lượm đã phải trải qua, họ cũng chả chết dưới họng súng của địch, giặc nên họ đâu hay biết về chiến tranh TÀN KHỐC ĐẾN MỨC NÀO?

Bình luận (2)
Dương Gia Bảo
29 tháng 4 2023 lúc 8:53

đây là bài thơ lượm và tác giả là tố hữu

 

Bình luận (1)
huy0
29 tháng 4 2023 lúc 19:18

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Bình luận (0)
Hùng Nguyễn Minh
29 tháng 4 2023 lúc 19:50

tìm số thập phân bé nhất có các chữ số khác nhau mà tổng các chữ số của nó bằng 13

Bình luận (0)
Vũ Gia Hân
30 tháng 4 2023 lúc 8:51

c1:-Bài thơ trên là bài "Lượm" của tác giả Tố Hữu.

-hoàn cảnh sáng tác tháng12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.

c2:- thể thơ: 4 chữ

-phương thức biểu chính: biểu cảm

c3: Hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!" truyền đạt ý nghĩa sự chấp nhận của tác giả trước sự ra đi của một người lính trẻ tuổi. Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này là đau buồn và xót xa.

 c7 :Liên hệ hai văn bản: "Đồng chí" - Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Phạm Tiến Duật

- "Đồng chí" là tiếng gọi, tiếng xưng hô thông thường của những người lính cách mạng, là một sự sáng tạo mới trong ngôn ngữ. Hai từ ấy chính là sự kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình cảm: tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người. Nó làm cho cái mối quan hệ giữa những người cùng một đội ngũ - những khái niệm rất đỗi bình thường, thành một sự sáng tạo cao quý mà thiêng liêng vô cùng. 

Bình luận (0)
Trương Gia Kỳ
2 tháng 5 2023 lúc 16:02

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Đồng chí" có nghĩa là:

+ Đồng: cùng

+ chí: chí hướng, lí tưởng

"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.

 

 

Bình luận (0)
Tiếng anh123456
2 tháng 5 2023 lúc 22:51

Câu 1: Bài thơ có tên "Chú bé Lượm" được viết bởi nhà thơ Huy Cận. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là miêu tả hình ảnh và sử dụng ngôn từ đơn giản, gần gũi.

Câu 3: Tác giả muốn truyền đến người đọc sự đau xót và tiếc nuối về cái chết của chú bé Lượm. Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này là đau buồn và thương tiếc.

Câu 4: Những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau là sử dụng từ ngữ gần gũi, miêu tả hình ảnh chi tiết và sử dụng những từ ngữ mang tính cảm động. Tác dụng của chúng là tạo nên hình ảnh sống động và gợi lên cảm xúc của người đọc.

Câu 5: Tác giả viết lặp lại hai đoạn thơ cuối để nhấn mạnh sự đau buồn và tiếc nuối về cái chết của chú bé Lượm. Ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối là tôn vinh sự hy sinh của những người lính và những người dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh.

Câu 6: Điều này không đúng. Thủ pháp đối lập được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 để tạo ra sự tương phản giữa hình ảnh của chú bé Lượm và cuộc chiến tranh. Trong khi đó, hai đoạn thơ cuối được sử dụng để nhấn mạnh sự đau buồn và tiếc nuối về cái chết của chú bé Lượm.

Câu 7: Từ "đồng chí" được sử dụng để thể hiện tinh thần đồng đội, tình đồng chí của người lính Việt Nam. Liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở: "Bài ca người lính" của tác giả Xuân Diệu và "Số đỏ" của tác giả Vũ Trọng Phụng. Trong "Bài ca người lính", tác giả đã miêu tả tình đoàn kết, tinh thần chiến đấu của người lính Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Trong "Số đỏ", tác giả đã sử dụng từ "đồng chí" để miêu tả tình bạn, tình đồng chí giữa những người cùng hoàn cảnh xã hội. Từ "đồng chí" mang ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết, tình đồng chí và lòng trung thành với đồng bào và đất nước.

Câu 8: Xu hướng lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ "Chú bé Lượm" đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm là một hành động không tôn trọng tác phẩm và tác giả. Điều này còn gây ra sự phân biệt đối xử trong việc tiếp cận và truyền tải nội dung văn học. Suy nghĩ cá nhân của em là chúng ta cần phải trân trọng và tôn vinh các tác phẩm văn học, đồng thời cũng cần có sự cân nhắc và trách nhiệm khi sử dụng chúng trong các hoạt động giải trí.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Hưng
5 tháng 5 2023 lúc 20:34

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Đồng chí" có nghĩa là:

+ Đồng: cùng

+ chí: chí hướng, lí tưởng

"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.

xin lỗi ngày mai em làm tiếp em còn đang phải ôn thi chúc chị thí tốt

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Cao Nguyễn Bảo Trân
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Dũng
Xem chi tiết
an hạ
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Bắc
Xem chi tiết
Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết