Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Diễm My

Câu 1: Xét biểu thức

\(A=\frac{2\sqrt{a}+3\sqrt{b}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}-3\sqrt{b}-6}-\frac{6-\sqrt{ab}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}+3\sqrt{b}+6}\)

a) Tìm điều kiện của a và b để A có nghĩa. Rút gọn A.

b) Cho giá trị của biểu thức A sau khi đã rút gọn bằng \(\frac{b+10}{b-10}\left(b\ne10\right)\). Chứng minh rằng \(\frac{a}{b}=\frac{9}{10}\)

Câu 2: Rút gọn

a) \(A=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10\sqrt{7+4\sqrt{3}}}}}\)

\(B=\frac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}\)

Câu 3: Giải phương trình và hệ phương trình sau

a) (x - 2)2 - (x + 3)2 = 2(x - 5)

b) \(\left\{{}\begin{matrix}\frac{x-y}{7}+\frac{2x+y}{17}=7\\\frac{4x+y}{5}+\frac{y-7}{19}=15\end{matrix}\right.\)

Câu 4: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Kẻ hai tiếp tuyến Ax và By của mỗi đường tròn (O) và tiếp tuyến thứ ba tiếp xúc với (O) tại điểm M và cắt Ax tại D, cắt By tại E.

a) CM: ΔDOE là tam giác vuông.

b) CM: AD.BE = R2.

c) Xác định vị trí của M trên nửa đường tròn (O) sao cho diện tích ΔDOE đạt giá trị nhỏ nhất.

Câu 5: Chứng minh rằng nếu n là số tự nhiên sao cho n + 1 và 2n + 1 đều là các số chính phương thì: n là bội số của 24.

Câu 6: Chứng minh rằng với mọi số thực a, b, c ta có các bất đẳng thức:

a) a4 + b4 ≥ a3b + ab3.

b) a2 + b2 +c2 ≥ ab + bc + ca.

Help me!!!

Thanks trc

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 8 2020 lúc 9:52

6.

a/ \(a^4+b^4\ge a^3b+ab^3\)

\(\Leftrightarrow a^4-a^3b+b^4-ab^3\ge0\)

\(\Leftrightarrow a^3\left(a-b\right)-b^3\left(a-b\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)\left(a^3-b^3\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2\left(a^2+ab+b^2\right)\ge0\) (luôn đúng)

Vậy BĐT đã cho đúng

b/ \(\Leftrightarrow2a^2+2b^2+2c^2\ge2ab+2bc+2ca\)

\(\Leftrightarrow\left(a^2-2ab+b^2\right)+\left(b^2-2bc+c^2\right)+\left(c^2-2ca+a^2\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2+\left(b-c\right)^2+\left(c-a\right)^2\ge0\) (luôn đúng)

Vậy BĐT đã cho đúng

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 8 2020 lúc 9:58

Câu 5:

\(2n+1\) lẻ nên là SCP lẻ

Đặt \(2n+1=\left(2k+1\right)^2\) với k tự nhiên

\(\Rightarrow2n+1=4k^2+4k+1\Rightarrow n=2k\left(k+1\right)\)

\(\Rightarrow n⋮4\) (do \(k\left(k+1\right)\) là tích 2 STN liên tiếp nên chia hết cho 2)

\(\Rightarrow n+1\) lẻ \(\Rightarrow n+1=\left(2a+1\right)^2\Rightarrow n=4a\left(a+1\right)\Rightarrow n⋮8\)

Mặt khác \(n+1\)\(2n+1\) là các SCP nên chỉ có thể chia hết cho 3 hoặc chia 3 dư 1

\(n+1+2n+1=3n+2\) chia 3 dư 2 \(\Rightarrow n+1\)\(2n+1\) đều chia 3 dư 1

\(\Rightarrow n⋮3\Rightarrow n⋮24\) (do 3 và 8 nguyên tố cùng nhau)

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 8 2020 lúc 10:05

3.

\(x^2-4x+4-\left(x^2+6x+9\right)=2x-10\)

\(\Leftrightarrow-10x-5=2x-10\)

\(\Leftrightarrow12x=5\)

b. \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}17\left(x-y\right)+7\left(2x+y\right)=833\\19\left(4x+y\right)+5\left(y-7\right)=1425\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}31x-10y=833\\76x+24y=1460\end{matrix}\right.\)

Bấm máy

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 8 2020 lúc 10:17

1. ĐKXĐ: \(\left\{{}\begin{matrix}a;b\ge0\\a\ne9\end{matrix}\right.\)

\(A=\frac{2\sqrt{a}+3\sqrt{b}}{\sqrt{a}\left(\sqrt{b}+2\right)-3\left(\sqrt{b}+2\right)}-\frac{6-\sqrt{ab}}{\sqrt{a}\left(\sqrt{b}+2\right)+3\left(\sqrt{b}+2\right)}\)

\(=\frac{2\sqrt{a}+3\sqrt{b}}{\left(\sqrt{a}-3\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}-\frac{6-\sqrt{ab}}{\left(\sqrt{a}+3\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}=\frac{\left(\sqrt{a}+3\right)\left(2\sqrt{a}+3\sqrt{b}\right)+\left(\sqrt{ab}-6\right)\left(\sqrt{a}-3\right)}{\left(\sqrt{a}-3\right)\left(\sqrt{a}+3\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}\)

\(=\frac{2a+9\sqrt{b}+a\sqrt{b}+18}{\left(\sqrt{a}-3\right)\left(\sqrt{a}+3\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}=\frac{a\left(\sqrt{b}+2\right)+9\left(\sqrt{b}+2\right)}{\left(a-9\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}\)

\(=\frac{\left(a+9\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}{\left(a-9\right)\left(\sqrt{b}+2\right)}=\frac{a+9}{a-9}\)

b .

\(\frac{a+9}{a-9}=\frac{b+10}{b-10}\Leftrightarrow\frac{a-9+18}{a-9}=\frac{b-10+20}{b-10}\)

\(\Leftrightarrow1+\frac{18}{a-9}=1+\frac{20}{b-10}\Leftrightarrow\frac{18}{a-9}=\frac{20}{b-10}\)

\(\Leftrightarrow18\left(b-10\right)=20\left(a-9\right)\Leftrightarrow18b=20a\Leftrightarrow\frac{a}{b}=\frac{9}{10}\)

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 8 2020 lúc 10:10

2.

\(A=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10\sqrt{\left(2+\sqrt{3}\right)^2}}}}\)

\(=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-20-10\sqrt{3}}}}\)

\(=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{28-10\sqrt{3}}}}\)

\(=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{\left(5-\sqrt{3}\right)^2}}}\)

\(=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+25-5\sqrt{3}}}\)

\(=\sqrt{4+5}=3\)

\(B=\frac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{\left(2\sqrt{3}+1\right)^2}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}=\frac{2\sqrt{3+\sqrt{5-2\sqrt{3}-1}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}\)

\(=\frac{\sqrt{2}.\sqrt{3+\sqrt{4-2\sqrt{3}}}}{\sqrt{3}+1}=\frac{\sqrt{6+2\sqrt{4-2\sqrt{3}}}}{\sqrt{3}+1}=\frac{\sqrt{6+2\sqrt{\left(\sqrt{3}-1\right)^2}}}{\sqrt{3}+1}\)

\(=\frac{\sqrt{6+2\sqrt{3}-2}}{\sqrt{3}+1}=\frac{\sqrt{4+2\sqrt{3}}}{\sqrt{3}+1}=\frac{\sqrt{\left(\sqrt{3}+1\right)^2}}{\sqrt{3}+1}=1\)


Các câu hỏi tương tự
Văn Thắng Hồ
Xem chi tiết
Đại Số Và Giải Tích
Xem chi tiết
Lưu Hoàng Thiên Chương
Xem chi tiết
Lê Thị Thục Hiền
Xem chi tiết
bach nhac lam
Xem chi tiết
nấm nhỏ
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Phạm Mai Anh
Xem chi tiết
nguyễn thị minh huyền
Xem chi tiết