cách suy luận của mình hơi rườm rà, bạn thông cảm :))
Trong 4 số tự nhiên chắc chắn có 2 số cùng số dư khi chia cho 3 (theo nguyên lí Đi-rich-lê, nếu chưa biết nguyên lí này thì điều trên cũng dễ hiểu) => tồn tại một hiệu chia hết cho 3
=> (b-a)(c-a)(d-a)(c-b)(d-b)(d-c) chia hết cho 3
Bây giờ ta chỉ cần chứng minh tích trên chia hết cho 4 là đủ và ta sẽ chứng minh bằng cách có hai hiệu cùng chia hết cho 2
Với bốn số tự nhiên a, b, c, d sẽ xảy ra 5 trường hợp sau:
TH1: cả bốn số đều chẵn
TH2: có ba số chẵn và một số lẻ
TH3: có hai số chẵn và hai số lẻ
TH4: có ba số lẻ và một số chẵn
TH5: cả bốn số đều lẻ
Xét TH1: a, b, c, d đều chẵn, dễ suy ra dpcm
Xét TH2: có ba số chẵn và một số lẻ.
Không giảm tính tổng quát, ta giả sử a, b, c chẵn và d lẻ
=> (a - b) và (b - c) cùng chia hết cho 2 => (a - b)(b - c) chia hết cho 4 => tích chia hết cho 4
Xét TH3: có hai số chẵn và hai số lẻ
Không giảm tổng quát, ta giả sử a và b chẵn còn c và d lẻ
=> (a - b) và (c - d) chia hết cho 2 => (a - b)(c - d) chia hết cho 4 => tích chia hết cho 4
TH4 và TH5 làm tương tự
=> trong mọi trường hợp ta đều có tích chia hết cho 4, mà tích lại chia hết cho 3 và (3, 4) = 1 => dpcm
tink với nhé