Tập làm văn lớp 9

Đỗ Quyên

undefined

[Bài viết số 5]

Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraham Lincoln viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”.

Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi đó? Hãy trình bày quan điểm bản thân bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).

Bài viết hay nhất sẽ được cộng 5 GP và được đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng Hoc24.vn (27/2/2021) các em nhé.

Khôi Nguyênx
28 tháng 2 2021 lúc 20:56
  

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Bình luận (1)
£€Nguyễn -.- Nguyệt ™Ánh...
26 tháng 2 2021 lúc 9:27
Ganh tị (ghen tị, đố kị)  một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.theo em nghĩ tổng thống Abraham Lincoln gửi lời nhăn đó để có ý muốn con của mình không đố kỵ với người khác , gần gũi với mọi người hơn. Ông ấy muốn con của mình không đố kỵ với bất kì một ai trong xã hội .em cx ko chác là đúng   
Bình luận (1)

 

Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraham Lincoln viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”.Câu nói này đã để lại cho tôi rất nhiều ấn tượng sâu sắc,con người chúng ta không một ai là hoàn hảo ở mọi mặt cả,ai cũng có những góc khuất riêng đang cố gắng khắc phục.Trong cuộc sống hay trong học tập thói đố kỵ có thể dễ dàng được bộc phát điều quan trọng là chúng ta cần cố gắng ,quyết tâm loại bỏ tật xấu này.Thay vì sự đố kỵ,ghen tị trước thành công của người khác chúng ta cần lấy đó làm tấm gương để học tập và noi theo.Vậy nên trước thành công của người khác chúng ta nên suy nghĩ lạc quan,tích cực hơn và lấy đó làm động lực để thúc đẩy bản thân cố gắng hơn.

 

Bình luận (1)
Shiba Inu
26 tháng 2 2021 lúc 11:56

 

Tổng thống Abraham Lincoln viết cho thầy hiệu trưởng nơi con mình học : “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ", đối với em câu nói này để lại một ý nghĩa sâu sắc. Đố kỵ được coi như một con virus, nó không phá hủy cơ thể ta nhưng nó lại phá hủy chính nhân cách của ta, nhưng mầm bệnh này phát tác hay không lại nhờ vào chính chúng ta. Cũng vì vậy, Tổng thống Lincoln không muốn đứa con mình bị chính con virus đó phá hủy đi nhân cách nên đã nhờ chính thầy hiệu trưởng dạy con mình cách để tránh xa nó và gần gũi với bạn bè. William Arthur Ward từng nói : "Tại sao những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có một thứ gì đó để buồn phiền? Bởi vì hắn bị dày vò không chỉ vì thất bại của bản thân hắn mà cả vì những thành công của người khác."- đây cũng chính là điều Lincoln muốn dạy cho con mình : Đừng ganh tị những thứ mà ta không với tới được, hãy cố gắng học cách cố gắng để với tới chúng mà không phải bị dày vò trong chính sự ganh tị ấy.

 

Bình luận (2)
Smile
26 tháng 2 2021 lúc 13:06

         Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Linhcon viết “ Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ ”.Đó là một câu nói sâu sắc. Mong muốn cảu tổng thống là muốn đứa con của mình sẽ không đố kị với người khác. Đố kị là một tính xấu. Đối với những người thành công xung quanh thì chúng ta nên học hỏi chứ không phải sự đố kỵ. Mình nên biết cách học hỏi và tránh xa sự đố kỵ với những người thành công hơn bản thân. Sự đố kỵ xó thể sẽ tha hóa con người từ một người tốt thành một người xấu. Chính suy nghĩ đó sẽ khiến ta dẫn tới những hành động không đáng có thể hiện sự ích kỉ, hẹp hòi của mình. Trong cuộc sống của chúng ta nên tránh xa tính xấu này. Hãy học cách tôn trọng và học hỏi người khác. Câu nói của tổng thống Abraham Lincoln viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ” từ trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cho dù co trải qua bao nhiêu lâu nữa thì câu nói đó vẫn sẽ luôn đúng và ta cần phải suy ngẫm. :)

Bình luận (2)
Dương Ngọc Nguyễn
26 tháng 2 2021 lúc 13:14

"Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" không chỉ là lời nhắn gửi đối với một người, mà đó còn là chân lý sống đối với mọi người. Bởi lẽ đố kỵ là sự ganh tỵ với những người giỏi hơn mình, từ đó nảy sinh căm ghét, thù hận; đố kỵ luôn ẩn náu đâu đó chung quanh chúng ta như một con rắn độc luôn chờ thời cơ để "cắn" người. Chớ hiểu lầm rằng đố kỵ là cảm giác thua kém người khác rồi lấy đó làm động lực phấn đấu, mà đố kỵ khác xa với điều ấy - là động lực thúc đẩy con người hãm hại người khác. Vì vậy muốn bản thân tốt hơn, trước hết cần phải loại bỏ tính đố kỵ để cạnh tranh một cách lành mạnh. Nguyên nhân của đố kỵ không gì khác ngoài sự tự ti, mặc cảm và niềm khao khát chiếm đoạt thành công của người khác. Như trong "Tấm Cám", vì sự thèm khát cuộc sống sung sướng của Tấm mà mẹ con Cám không ngần ngại giết Tấm hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùng người đau khổ nhất lại là họ. Đó không phải là cổ tích viển vông, thực tế ta vẫn thường bắt gặp những chuyện như thế. Hậu quả của đố kỵ là khiến cho chính họ sống trong căng thẳng, thù hận và mù quáng vì luôn suy nghĩ tìm cách hại người, từ đó làm rạn nứt mối quan hệ nhân sinh khiến cho xã hội kém văn minh. Vì vậy chúng ta cần phải nhắc nhở những người có tính đố kỵ, đồng thời cũng giữ cho tâm mình luôn sáng, thấy người giỏi thì ngưỡng mộ, lấy đó làm tấm gương học hỏi. Người biết ngưỡng mộ người khác là người khiêm nhường, biết mình đang ở vị trí nào để tiếp tục cố gắng, họ đáng được trân trọng và học hỏi. Riêng em cũng vậy, em sẽ công nhận tài năng người khác để làm động lực thay vì đố kỵ và lừa dối bản thân.

Bình luận (1)
Nguyễn Trọng Cường
26 tháng 2 2021 lúc 13:40

Con người khi đối mặt với thất bại của bản thân đa số đều cảm thấy tự ti. Còn khi nhìn vào thành công của người khác lại cảm thấy đố kị. Trong cuộc sống, lòng đố kị đã gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến mỗi người.

Đầu tiên, cần hiểu được thế nào là đố kị? Hiểu một cách đơn giản nhất, đố kị là một thái độ của con người đối với những người xung quanh. Đó là khi bạn cảm thấy ghen ghét với những người xinh đẹp, giỏi giang và thành công hơn mình. Việc cảm thấy đố kị với người khác xuất phát từ việc bản thân tự so sánh mình với những người xung quanh. Khi cảm thấy bản thân có điểm không bằng với họ, chúng ta cảm thấy tự ti và này sinh ra sự ghen ghét, đố kị. Hoặc cũng có thể xuất phát từ cảm giác bất mãn với cuộc sống của chính mình để rồi sinh ra đố kị.

Một người nếu cứ mãi đố kị với cuộc sống của người khác thì bản thân cuộc sống của họ sẽ luôn cảm thấy không hạnh phúc. Đặc biệt, việc nói xấu hay đặt điều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những mối quan hệ trong xã hội. Đặc biệt là nó sẽ làm nảy sinh những trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi thậm chí tồi tệ hơn là rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh hưởng đến tâm lý sẽ dẫn đến những hành vi cực đoan, không chỉ là hại đến người khác mà còn làm hại đến chính mình.

vì vậy ta cần tránh xa sự đố kị

Bình luận (1)
minh nguyet
26 tháng 2 2021 lúc 13:54

Đố kị là một tính xấu mà chúng ta nên tránh xa. Đố kị là gì? Là sự ghen ghét, khó chịu thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ khi thấy người khác có hoặc làm được. Sự đố kị luôn có trong mỗi con người chúng ta, một khi nó bộc phát sẽ khiến con người có những suy nghĩ, việc làm tiêu cực. Có thể nói ''đố kị là bản năng, loại bỏ đố kị mới là bản lĩnh'' là như vậy. Đố kị có những tác hại vô cùng lớn với xã hội. Trong môi trường học tập, đố kị ở học sinh là điều không hề hiếm thấy, nó sẽ dẫn đến những xung đột, tranh cãi không đáng có. Ở lứa tuổi học sinh, khi nhận thức còn nhỏ, nên phải loại bỏ sự đố kị, đó chắc hẳn là lí do khiến tổng thống Lincoln muốn nhà trường dạy cho con mình. Hay như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh, vì muốn được nhận thưởng, được lấy công chúa... mà hết lần này đến lần khác Lý Thông bày mưu để lừa gạt Thạch Sanh để rồi cuối cùng lại nhận đắng cay. Trong công việc. khi nhìn thấy đồng nghiệp đạt thành tích, được mọi người yêu mến, chắc hẳn ai cũng có sự ghen tị, nhưng nếu là người tích cực, họ sẽ tìm cách cố gắng, chúc mừng, còn nếu là người tiêu cực, họ sẽ dùng thủ đoạn để chiếm được thành công, hãm hại người khác. Đối với bản thân chúng ta, khi đố kị với người khác, chỉ khiến ta thêm phần suy nghĩ tiêu cực và bị người khác ghét bỏ, bản thân em luôn dặn mình phải cố gắng, dù nhỏ nhưng không bao giờ được đố kị với người khác. Đố kị sẽ khiến cho ta mù quáng, suy nghĩ không tốt để rồi hành động, buông lời không tốt làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy lên tiếng tố cáo, ngăn chặn sự đố kị, ngưỡng mộ, học tập theo những người giỏi hơn để lấy đó làm mục tiêu cố gắng cho bản thân.

Bình luận (2)
Đạt Trần
26 tháng 2 2021 lúc 23:18

“Bạn không thể vừa ghen tị và vừa hạnh phúc.” - Frank Tyger. Nếu bạn đang cố gắng chạy trên con đường tìm kiếm hạnh phúc thì “đố kị” chính là tảng đá cản chân bạn. Vào năm đầu tiên của cấp 3, may thay tôi được đọc bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học của Tổng thống Abraha Linhcon, trong thư có viết: “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù đã trải qua hàng trăm năm với biết bao biến động lịch sử nhưng những giá trị mà nó đem lại chưa từng phai nhạt đi theo thời gian. Trong mỗi chúng ta có cả những mặt tốt lẫn mặt xấu cùng nhau tồn tại và “đố kỵ” chính là mặt xấu. Dù có làm gì đi chăng nữa nó vẫn luôn tìm cách len lỏi và hiện hữu trong mỗi chúng ta. Tôi đã nhiều lần tự hỏi: “Lòng đố kỵ là gì?”, “Tại sao chúng ta lại có lòng đố kỵ chưa?”, “Tại sao đố kỵ lại khiến chúng ta như đang chết dần chết mòn?”, “Làm sao để không còn đố kỵ nữa?”. Và tôi cũng đã tự tìm được lời đáp cho bản thân. Chúng ta có thể ví “đố kỵ” như những mầm bệnh vậy, nó tồn tại ở trong mỗi chúng ta chỉ khác là chúng ta có muốn nó phát bệnh hay không mà thôi! Đố kỵ xảy đến khi chúng ta thiếu đi sự tán dương, những sự tốt đẹp, sự thành công. Chúng ta khao khát chúng và cảm thấy “đố kỵ” với những ai đạt được chúng bắt đầu từ một người và dần là tất cả mọi người những ai hơn chúng ta. Như có người đã từng nói: “Vì sao những kẻ đố kỵ thường hay buồn phiền? Vì hắn là kẻ thất bại hay là vì những người khác thành công?”. Đố kị luôn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ những việc đơn giản nhất. Nếu bạn có cảm giác thờ ơ khi người khác đạt được một điều gì đó hay những lúc chúng ta cố gắng bắt chước người khác và chẳng bao giờ công nhận sự thành công của người khác thậm chí là xúc cảm hả hê khi người khác thất bại rồi lại xúc phạm họ... thì bạn đang mắc bệnh đố kỵ rồi đấy. Và những lúc như thế bạn có biết rằng, mầm bệnh ấy đang lớn dần và sắp phát bệnh rồi hay không! Đố kỵ đang giết chúng ta từng giây từng phút. Nó ăn mòn bản tính tốt đẹp ấn giấu trong mỗi chúng ta. Nó sẽ khiến phần “Con” trong chúng ta trỗi dậy và rồi lấn át mất đi phần “Người”. Chúng ta chẳng khác gì những con thú mà thôi. Đố kỵ đã và đang đẩy chúng ta ra xa với xã hội. Liệu sẽ có một ngày khi bạn thức dậy, bạn chẳng thấy ai cạnh bên chỉ có cảm giác hiu quạnh đến rợn người hay không? Bởi bạn biết mà những thứ xấu xí và giả tạo thì chẳng thể tồn tại được lâu. Thế nên, bạn sẽ chẳng bao giờ có được cảm tình từ người khác. Rồi bạn sẽ có những quyết định lầm lạc. Và khi bạn bước ra cuộc đời thì chính thức bạn đã thành một kẻ thất bại rồi. “Đố kỵ” như một nhà tù tâm hồn nó giam giữ bạn, tra tấn bạn và chỉ để lại sự đau khổ, tức giận, bất mãn mà thôi. Ngay bây giờ, bạn phải vùng lên phá nát cái gồng cùm và xiềng xích ấy để tìm lại được sự tự do cho chính thể xác lẫn tinh thần của bạn. Để được điều đó trước tiên bạn phải tập thừa nhận những thiếu sót của bản thân, thừa nhận sự đố kỵ của bạn. Từ đó, bạn biết rằng không ai có tất cả. Để rồi, bạn biết tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn và biết noi gương người đi trước, cố gắng không ngừng để đạt được thành công chứ không phải chỉ biết đố kỵ với người khác “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Để đạt được hạnh phúc và thành công bạn phải tập sống buông bỏ và tránh xa đi những sự đố kỵ dù là nhỏ nhặt nhất. Lúc ấy, cuộc sống mới tươi đẹp biết bao. Và có lẽ đó mới là mục đích thực sử muốn gửi gắm ẩn giấu sâu trong bức thư của tổng thống Lincoln.

Bình luận (2)
Trần Tuyết Như Quỳnh
27 tháng 2 2021 lúc 7:31

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” . Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

Bình luận (1)
NLT MInh
27 tháng 2 2021 lúc 17:12
Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác.Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người - luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta... cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục - hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,... nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa - khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.
Bình luận (1)

     Những câu danh ngôn, châm ngôn muôn đời để lại không chỉ là những con chữ nằm trên tờ giấy mà còn là kinh nghiệm, vốn sống, bài học của những con người từng trải gửi gắm cho thế hệ mai sau. Đó là những lời khuyên răn ta về lẽ sống tốt: về sự nhân đạo, yêu thương, biết tin yêu và vượt qua hoàn cảnh, … Là những lời cảnh tỉnh chúng ta trước những điều xấu xa: lối sống vô ơn, ganh ghét, lười biếng, … Tất cả những tật xấu ấy, khi không biết và khắc phục kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng và tác hại khôn lường. Đúng như câu nói: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”. 

     Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Bởi đố kỵ là một lối sống tiêu cực mà bất cứ ai cũng dễ dàng mắc phải. “Bệnh chủ quan, bệnh đố kỵ, bệnh hẹp hòi, v.v., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Thói xấu dễ mắc phải, chúng lại khó loại bỏ khi trở thành “ông chủ” sai khiến ta.

     Trong cuộc sống này, cái chết không đang sợ. Đáng sợ nhất là ta chết ngay cả khi đang sống. Ta không còn là mình, sống theo vật chất và lợi ích, lẩn trốn trong sự lừa dối chính mình. Những tật xấu như những con mọt, lúc đầu chỉ có một chút rồi sau này gặm nhấm, nát cả chúng ta. Vì vậy, hãy bắt đầu diệt chúng từ những hành động nhỏ. Một cái nhìn kính trọng, một nụ cười trao cho mọi người, một cái ôm sẻ chia và đồng cảm. Một cái vỗ tay không thể tạo tiếng vang nhưng có thể kêu gọi những bàn tay khác cùng vỗ. Một cánh én không thể gọi mùa xuân nhưng đàn én có thể làm nắng xuân về. Nếu bạn không thể, người khác cũng không. Tại sao không là người bước đầu. Không gì hạnh phúc hơn là được làm chính mình, không điều gì tuyệt vời hơn là được nhân những điều tốt đẹp vào cuộc sống.

Bình luận (1)

Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác.

Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.

Một số người vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Phải phân biệt giữa thói ghen tị và thi đua. Thói đố kị, ganh ghét và tinh thần thi đua, cầu tiến giống nhau ở chỗ từ thành công của người khác khiến cho ta không hài lòng và vui vẻ. Nếu là người có lòng đố kị, ganh đua họ thường sẽ mỉa mai, gièm pha, khiêu khích. Nếu là người có tinh thần thi đua, họ sẽ lấy đó làm bài học mà phấn đấu vươn lên và vượt qua.

Quyết tâm loại bỏ thói ghen tị, luôn vui mừng trước những thành tựu của người khác, không ngừng học hỏi, trao dồi, hoàn thiện nhân cách, tài năng của chính mình.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hoàng
Xem chi tiết
Trương Quang Minh
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Minh Dương
Xem chi tiết
Ánh Dương Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Phạm Tùng
Xem chi tiết