Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Nguyễn Tất Đạt

Bài hình đề thi HSG huyện mình nè

1)Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A.Kẻ trung tuyến AK.Qua K kẻ đường thẳng vuông góc với AK cắt AB,AC lần lượt ở D và E gọi I là trung điểm của DE.

a)CMR:\(AI\perp BC\) b)So sánh DE và BC

2)Cho \(\Delta ABC\) vuông tại B.Đường cao BE.Tính các góc nhọn \(\Delta ABC\) biết EC-EA=AB

Nguyễn Quang Huy
28 tháng 4 2017 lúc 20:57

Tớ chỉ giải được câu 2 thui...........Sorrygianroi

Trên tia EC lấy D sao cho AE=DE (1)

Xét tam giác BAE và tam giác BDE:

BE chung

\(\widehat{BEA}=\widehat{BED}\left(=90^o\right)\)

AE=DE

\(\Rightarrow\Delta BAE=\Delta BDE\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow\) AB=DB (2) ; \(\widehat{A}=\widehat{BDE}\)

EC-EA=AB và (1) \(\Rightarrow\)EC-ED=AB(=DC) (3)

Từ (2) và (3)\(\Rightarrow\) BD=CD\(\Rightarrow\Delta BDC\) cân tại D\(\Rightarrow\)\(\widehat{DBC}=\widehat{C}=\dfrac{\widehat{BDC}}{2}\)

\(\widehat{BDE}+\widehat{BDC}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{DBC}=\widehat{C}=\dfrac{\widehat{BDC}}{2}=\dfrac{\widehat{A}}{2}\)

\(\Rightarrow2\widehat{C}=\widehat{A}\)

\(\widehat{A}+\widehat{ABC}+\widehat{C}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{A}=60^o;\widehat{C}=30^o\)

Nịna Hatori
29 tháng 4 2017 lúc 21:26

oa huyenj bạn cho cả trung tuyến ak?

huyện của mình ko cho đến trung tuyến đâu haha

Monkey D. Luffy
29 tháng 4 2017 lúc 21:26

bn ở Tam Quan à mk cx thi đè náy làm được bài 6 hà bn tính được bao nhiêu điểm

Phạm Nguyễn Tất Đạt
30 tháng 4 2017 lúc 10:12

ai cần nói mình giải cho

Monkey D. Luffy
30 tháng 4 2017 lúc 19:50

bn tính dc bao nhieu điểm

Monkey D. Luffy
30 tháng 4 2017 lúc 19:51

làm thì nhiều nhưng ko biết bao nhiêu điểm

nguyễn Thị Bích Ngọc
30 tháng 4 2017 lúc 20:37

cậu làm đc chưa

Monkey D. Luffy
1 tháng 5 2017 lúc 21:45

mk tick mỗi người một cái tick lại nhen

Phạm Nguyễn Tất Đạt
2 tháng 5 2017 lúc 17:22

Đây là đáp án của mình mn tham khảo :)

Hình tự vẽ

1)Gọi giao điểm của AI với BC là M,nối A với M

Đầu tiên ta chứng minh đinh lý:trong một tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng 1/2 cạnh huyền(tớ sẽ cm ở cuối bài)

Áp dụng vào bài toán

Ta có:AK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC

=>AK=BK=CK=1/2BC

=>\(\Delta ABK\) cân tại K

\(\Rightarrow\widehat{KBA}=\widehat{KAB}\)

\(\widehat{BAK}+\widehat{KAE}=\widehat{KEA}+\widehat{KAE}\left(=90^0\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{KBA}=\widehat{KEA}\left(=\widehat{KAB}\right)\)(1)

Lại có:AI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền DE của tam giác vuông ADE

=>AI=DI=IE=1/2DE

\(\Rightarrow\Delta AID\) cân tại I

\(\Rightarrow\widehat{IDA}=\widehat{IAD}\)(2)

Cộng (1) và (2)

\(\Rightarrow\widehat{KBA}+\widehat{IAD}=\widehat{KEA}+\widehat{IDA}\)

\(\Rightarrow\widehat{MBA}+\widehat{MAB}=90^0\)

\(\Rightarrow\widehat{MBA}+\widehat{MAB}+\widehat{BMA}=90^0+\widehat{BMA}\)

\(\Rightarrow90^0+\widehat{BMA}=180^0\)

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=90^0\)

\(\Rightarrow AM\perp BC\)

\(\Rightarrow AI\perp BC\left(đpcm\right)\)

b)Xét \(\Delta AIK\) vuông tại K=>AI>AK

=>AI+AI>AK+AK

=>2AI>2AK

=>DE>BC

Chứng minh định lý:

Vẽ AM là đường trung tuyến của tam giác vuông ABC

Trên tia đối tia MA lấy điểm E sao cho MA=ME

=>\(\Delta AMB=\Delta EMC\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BAM}=\widehat{CEM}\)(2 góc tương ứng),AB=CE(2 cạnh tương ứng)

Mà 2 góc này ở vị trí slt

=>AB//CE

=>CE\(\perp\)AC

\(\Rightarrow\Delta ABC=\Delta CEA\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow BC=AE\)(2 cạnh tương ứng)

Mà AM=1/2AE

=>AM=1/2BC

=>đpcm

Phạm Nguyễn Tất Đạt
2 tháng 5 2017 lúc 17:31

2)Vì EC-EA=AB

=>EC>EA

Trên tia EC lấy điểm M sao cho EA=EM,nối A với M

Xét \(\Delta BEA\)\(\Delta BEM\) có:

BE cạnh chung,EA=EM,\(\widehat{BEA}=\widehat{BEM}\left(=90^0\right)\)

\(\Rightarrow\Delta BEA=\Delta BEM\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow BA=BM,EA=EM\)

=>\(\Delta BAM\) cân tại B

\(\Rightarrow\widehat{BAM}=\widehat{BMA}\)

\(\Rightarrow EC-EA=EC-EM=MC=AB=BM\)

\(\Rightarrow\Delta BMC\) cân tại M

\(\Rightarrow\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)

\(\widehat{AMB}=\widehat{MBC}+\widehat{MCB}=\widehat{MAB}=2\widehat{MCB}\Rightarrow\widehat{CAB}=2\widehat{BCA}\)

\(\Rightarrow\widehat{CAB}=60^0,\widehat{BCA}=30^0\)

Vậy ...

nguyễn Thị Bích Ngọc
3 tháng 5 2017 lúc 20:44

B1: Gọi \(M=AI\cap BC\)

Xét AK là trung tuyến \(\Rightarrow AK=KC\)

\(\Rightarrow\Delta AKC\) cân tại K

\(\Rightarrow\widehat{A_1}=\widehat{C}\)(1)

Xét \(\Delta AKE\) vuông tại K có :

\(\widehat{A_1}+\widehat{E_1}=90^o\)(2)

Xét \(\Delta ABC\) vuông tại A có :

\(\widehat{ABC}+\widehat{C}=90^o\)(3)

Từ (1) , (2) và (3) \(\Rightarrow\widehat{ABC}=\widehat{E_1}\)(4)

- Xét \(\Delta ADE\) vuông tại A có :

\(\widehat{D}+\widehat{E_1}=90^o\)(5)

Từ (3) , (4) , (5) \(\Rightarrow\widehat{D}=\widehat{C}\)

- Xét AI là trung tuyến của \(DE\) \(\Rightarrow AI=DI\)

\(\Rightarrow\Delta DIA\) cân tại I

\(\Rightarrow\widehat{D}=\widehat{IAD}\)

\(\widehat{C}=\widehat{D}\)

\(\Rightarrow\widehat{IAD}=\widehat{C}\)

Xét \(\Delta ABC\) vuông tại A có :

\(\widehat{ABC}+\widehat{C}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{ABC}+\widehat{IAD}=90^o\)

\(\Rightarrow\Delta MBA\) vuông tại A

\(\Rightarrow AM\perp BC\)

\(\Rightarrow AI\perp BC\)

b) Ta có : DE\(=2AI\) ( AI là trung tuyến của tam giác vuông ADE )(1)

Ta lại có : BC = 2AK ( AK là trung tuyến của tam giác vuông ABC )(2)

Xét tam giác AKI vuông tại K có : AI > AK ( quan hệ giữa đường xiên hình chiếu )(3)

Từ (1) , (2) và (3) => DE > BC

ABCKDEI11M


Các câu hỏi tương tự
trịnh mai chung
Xem chi tiết
lequangha
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Lô Vỹ Vy Vy
Xem chi tiết
Dang Vu Huyen My
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
Xem chi tiết