Chương III - Góc với đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yeon Min Choi

Bài 6 : Cho tam giác ABC có ba góc nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O), Các đường cao AI, BE và CF cắt nhau tại H a) Chứng minh: Các tứ giác AFHE và BCEF nội tiếp đường tròn                                           b) Đướng thẳng EF cắt BC tại K. Chứng minh : KB.KC = KE.KF.                                       c) Gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh: KB.KC = KI.KD

Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 3 2024 lúc 23:11

a: Xét tứ giác AFHE có \(\widehat{AFH}+\widehat{AEH}=90^0+90^0=180^0\)

nên AEHF là tứ giác nội tiếp

Xét tứ giác BFEC có \(\widehat{BFC}=\widehat{BEC}=90^0\)

nên BFEC là tứ giác nội tiếp

b: Ta có: BFEC là tứ giác nội tiếp

=>\(\widehat{BFE}+\widehat{BCE}=180^0\)

mà \(\widehat{BFE}+\widehat{KFB}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{KFB}=\widehat{KCE}\)

Xét ΔKFB và ΔKCE có

\(\widehat{KFB}=\widehat{KCE}\)

\(\widehat{FKB}\) chung

Do đó: ΔKFB~ΔKCE

=>\(\dfrac{KF}{KC}=\dfrac{KB}{KE}\)

=>\(KF\cdot KE=KB\cdot KC\)

 

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 3 2024 lúc 23:23

c.

Do I và F cùng nhìn BH dưới 1 góc vuông nên BFHI nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{FBH}=\widehat{HIF}\) (cùng chắn FH) 

E và I cùng nhìn CH dưới 1 góc vuông nên CEHI nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{HCE}=\widehat{HIE}\) (cùng chắn HE) 

E và F cùng nhìn BC dưới 1 góc vuông nên BCEF nội tiếp đường tròn đường kính BC

\(\Rightarrow D\) là tâm đường tròn ngoại tiếp (BCEF)

Đồng thời \(\widehat{HCE}=\widehat{FBH}\) (cùng chắn EF)  \(\Rightarrow\widehat{HIE}=\widehat{FBH}\)

\(\Rightarrow\widehat{FIE}=\widehat{HIF}+\widehat{HIE}=\widehat{FBH}+\widehat{FBH}=2\widehat{FBH}\)

Trong đường tròn ngoại tiếp BCEF, D là tâm đường tròn nên:

\(\widehat{FDE}=2\widehat{FBE}\) (góc nt và góc ở tâm cùng chắc EF)

Hay \(\widehat{FDE}=2\widehat{FBH}\)

\(\Rightarrow\widehat{FIE}=\widehat{FDE}\)

\(\Rightarrow IDEF\) nội tiếp

\(\Rightarrow\widehat{DIF}+\widehat{KED}=180^0\)

Mà \(\widehat{DIF}+\widehat{KIF}=180^0\) (kề bù)

\(\Rightarrow\widehat{KED}=\widehat{KIF}\)

Lại có góc \(\widehat{IKF}\) chung

\(\Rightarrow\Delta KED\sim\Delta KIF\left(g.g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{KE}{KI}=\dfrac{KD}{KF}\Rightarrow KE.KF=KI.KD\)

Kết hợp câu b \(\Rightarrow KB.KC=KI.KD\)

Nguyễn Việt Lâm
11 tháng 3 2024 lúc 23:24

loading...


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Phiến
Xem chi tiết
Khoa học và công nghệ
Xem chi tiết
Tuấn Khanh Nguyễn
Xem chi tiết
Pham Eric
Xem chi tiết
Hà Hoàng
Xem chi tiết
loancute
Xem chi tiết
Vy
Xem chi tiết
Yến Phạm Hải
Xem chi tiết
ekhoavvdd
Xem chi tiết
anh khoi
Xem chi tiết