Bài 1 : Đến dịp cuối năm ba bác A,B,C góp vốn kinh doanh quất theo tỉ lệ 3 ; 5 ; 7 . Đến ngày 29 Tết , sau khi tổng kết thì thấy số tiền lãi là 450 triệu và số tiền lãi chia tỉ lệ thuận với vôn đóng góp . Hỏi mỗi bác được bao nhiêu tiền lãi ?
Bài 2 : Đồng bạch là hợp kim của ni-ken , kẽm , đồng . Khối lượng tỉ lệ với 3 ; 4 ; 13 . Hỏi cần bao nhiêu mỗi loại để sản xuất được 450 kg đồng bạch ?
Bài 1:
Gọi số tiền lãi của mỗi bác A,B,C lần lượt là a,b,c. Theo đề bài, ta có:
\(\dfrac{a}{3}\) = \(\dfrac{b}{5}\)= \(\dfrac{c}{7}\)
Áp dụng tính chất của dãy số bằng nhau
\(\dfrac{a}{3}=\dfrac{b}{5}=\dfrac{c}{7}=\dfrac{a+b+c}{3+5+7}=\dfrac{450}{15}=30\)
\(\dfrac{a}{3}=30\Rightarrow a=90\)
\(\dfrac{b}{5}=30\Rightarrow b=150\)
\(\dfrac{c}{7}=30\Rightarrow c=210\)
Vậy: Bác A có 90 triệu đồng
Bác B có 150 triệu đồng
Bác C có 210 triệu đồng
Bài 2:
Gọi mỗi loại ni-ken, kẽm, đồng lần lượt là x,y,z. Theo đề bài ta có:
\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{13}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{13}=\dfrac{x+y+z}{3+4+13}=\dfrac{450}{20}=22,5\)
\(\dfrac{x}{3}=22,5\Rightarrow x=67,5\)
\(\dfrac{y}{4}=22,5\Rightarrow y=90\)
\(\dfrac{z}{13}=22,5\Rightarrow z=292,5\)
Vậy: Ni-ken cần 67,5 kg
Kẽm cần 90 kg
Đồng cần 292,5 kg