Ôn tập chương I : Tứ giác

MoMo

Bài 1: Cho △ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ H xuống Ab, AC.

a) C/m: Tứ giác ADHE là hình chữ nhật.

b) Gọi M là trung điểm của HC. C/m: △DEM vuông.

c) △ABC có thêm điều kiện gì để DE=2.EM.

Bài 2: Cho △ABC vuông tại A (AB<AC). Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng BC qua I vẽ IM vuông góc với AB tại M và IN vuông góc với AC tại N.

a) Tứ giác AMIN là hình gì ? Vì sao ?

b) Gọi D là điểm đối xứng với I qua N. C/m: Tứ giác AICD là hình thoi.

c) Đường thẳng BN cắt DC tại K. C/m: \(\dfrac{DK}{DC}=\dfrac{1}{3}\)

Bài 3: Cho △ABC cân tại A. Qua điểm M nằm trên đường thẳng BC (M≠B,C) kẻ các đường thẳng song song với AB và AC thứ tự cắt AC và AB tại N và P.

a) Gọi I là trung điểm NP. C/m: I cũng là trung điểm của AM.

b) Khi điểm M nằm giữa BC hãy C/m: MN + MP = AB.

c) Xác định điểm M trên đoạn thẳng BC để tứ giác ANMP là hình thoi.

d) Trong các điểm M nằm trên tia đối của tia BC có điểm nào cho tứ giác ANMP là hình thoi không ? Vì sao ?

Chi Nguyễn Khánh
23 tháng 11 2017 lúc 22:10

Bài 1:

C/m:

a)Xét tứ giác ADHE có:

góc BAC = 90o (gt)

góc HEA = 90o (vì HE ⊥ AC)

góc HDA = 90o (vì HD ⊥ AB)

=>ADHE là hình chữ nhật (dhnb).

b)Vì ADHE là hình chữ nhật (theo câu a)

=>AH Ω DE = {O}

=>OH = OE (t/c)

Xét ΔOEH có: OH = OE (cmt)

=>ΔOEH cân tại O (đ/n)

=>góc E1 = góc H1 (t/c) (1)

Vì ΔHEC vuông tại E (vì HE ⊥ AC)

Mà MH = MC (gt)

=>HM = EM = \(\dfrac{1}{2}\) HC (t/c)

Xét ΔMHE có: HM = EM (cmt)

=>ΔMHE cân tại M (đ/n)

=>góc E2 = góc H2 (t/c) (2)

Từ (1) và (2) =>góc H1 + góc H2 = góc E1 + góc E2 hay góc AHC = góc DEM

Mà góc H1 + góc H2 = 90o (vì AH là đường cao)

=>góc E1 + góc E2 = 90o

=>góc DEM = 90o

=>ΔDEM vuông tại E.

c)Ta có: EM = \(\dfrac{1}{2}\) HC (cmt)

=>HC = 2EM

Để DE = 2EH

<=> DE = HC

Mà DE = AH (t/c)

<=> HC = AH

<=> ΔAHC cân tại H

Lại có: ΔAHC cân tại H

<=> ΔAHC vuông cân tại H <=> góc C = 45o

<=> ΔABC vuông cân tại A.

Bình luận (2)
Hà Thu Nguyễn
27 tháng 11 2017 lúc 20:24

Bài 2: Cho △ABC vuông tại A (AB<AC). Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng BC qua I vẽ IM vuông góc với AB tại M và IN vuông góc với AC tại N.

a) Tứ giác AMIN là hình gì ? Vì sao ?

b) Gọi D là điểm đối xứng với I qua N. C/m: Tứ giác AICD là hình thoi.

c) Đường thẳng BN cắt DC tại K. C/m: \(\dfrac{DK}{DC}=\dfrac{1}{3}\)

Bài giải:

a) Xét tứ giác AMIN có:

góc INA = 90 độ (vì IN ⊥ AN)

góc IMA = 90 độ (vì IM ⊥ AM)

góc NAM = 90 độ (vì AM ⊥ NA)

=> Tứ giác AMIN là hình chữ nhật (dhnb)

b) Ta có:

AB ⊥ AC (vì góc A = 90 độ)

NI ⊥ AC (gt)

=> AB // NI

Mà IB = IC (gt)

=> NA = NC (định lí 1)

Xét tứ giác AICD có:

AC Ω DI ={N}

Mà NA = NC (cmt)

ND = NI (vì I và D đối xứng với nhau qua N)

=> Tứ giác AICD là hình bình hành

Ta có: I là trung điểm của BC

=> AI là đường trung tuyến của ΔABC

=> AI = \(\dfrac{1}{2}\) BC (t/c)

=> IA = IC

=> Tứ giác AICD là hình thoi (dhnb)

c) Ta có:

IB = IC (vì I là trung điểm của BC) (1)

Lại có:

IA // DC (t/c)

Gọi AI Ω BK ={H}

Mà H ∈ AI, K ∈ DC

=> HI //KC (2)

Từ (1) và (2) => H là trung điểm của BK (định lí)

=> HB = HK

Vì IB = IC (gt)

HB = HK (cmt)

=> HI là đường trung bình ΔBKC (định lí)

=> HI = \(\dfrac{1}{2}\)CK

Xét ΔINH và ΔDNK có:

góc I1 = góc D1 (slt)

IN = ND (cmt)

góc INH = góc DNH (đối đỉnh)

=> ΔINH = ΔDNK (g.c.g)

=> HI = DK (hai cạnh tương ứng)

Mà HI = \(\dfrac{1}{2}\)CK

=> DK = \(\dfrac{1}{2}\)CK

=> DK = 2.DK

Mà DK + CK = DC

=> DK + 2DK = DC

=> 3DK = DC

=> \(\dfrac{DK}{DC}=\dfrac{1}{3}\) (đpcm)

P/s: Bạn tự vẽ hình + tự viết giả thiết, kết luận.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nhan Mai
Xem chi tiết
jfbdfcjvdshh
Xem chi tiết
TL P
Xem chi tiết
Lê Như Thiên An
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Nguyệt Tích Lương
Xem chi tiết
đặng văn đạt
Xem chi tiết
đặng văn đạt
Xem chi tiết
Đinh phương linh
Xem chi tiết