Ôn tập phép nhân và phép chia đa thức

Trang Hoang

a)phát biểu các quy tắc nhân đơn thức với đa thức ,nhân đa thức với đa thức

b) viết 7 hàng đẳng thức đáng nhớ

c)Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B

d) khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B

e) khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B

f)Nêu các phương pháp phân tíchđa thức thành nhân tử

g) phát biểu các quy tắc chia đơn thức cho đơn thức , chia đa thức cho điện thức

lê thị hương giang
15 tháng 10 2017 lúc 17:10

1. Phát biểu các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.

- Nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

- Nhân đa thức với đa thức: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

2. Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.

Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ:

\(1,\left(A+B\right)^2=A^2+2AB+B^2\)

\(2,\left(A-B\right)^2=A^2-2AB+B^2\)

\(3,A^2-B^2=\left(A-B\right)\left(A+B\right)\)

\(4,\left(A+B\right)^3=A^3+3A^2B+3AB^2+B^3\)

\(5,\left(A-B\right)^3=A^3-3A^2B+3AB^2-B^3\)

\(6,A^3-B^3=\left(A-B\right)\left(A^2+AB+B^2\right)\)

\(6,A^3+B^3=\left(A+B\right)\left(A^2-AB+B^2\right)\)

3. Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B?

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

4. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B?

Khi từng hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B thì đa thức A chia hết cho đơn thức B.

5. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B?

Khi đa thức A chia hết cho đa thức B được dư bằng 0 thì ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B.


Các câu hỏi tương tự
Trần Hải Nam
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Ngô Bé Văn
Xem chi tiết
Thanh Chibi
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
Xem chi tiết
你混過 vulnerable 他 難...
Xem chi tiết
Lê An Thy
Xem chi tiết
Lê An Thy
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết