Hình học lớp 7

Nguyễn Ngọc Khả Hân

19.Cho tam giác ABC có góc A=60 độ, kẻ BD, CE là các tia pg của góc B, góc C(D thuộc AC: E thuộc AB). BD cắt CE tại I.

a)Tính góc BIC

b)Kẻ IF là các tia pg của góc BIC(F thuộc BC). CMR:

+Tam giác BEI = tam giác BFI

+BE+CD=BC

ID=IE=IF

Dương Nguyễn
1 tháng 6 2017 lúc 15:46

A B C 60 I E D F

a)

Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác ta có:

\(\widehat {A}\) + \(\widehat {B} + \widehat {C}\) = 180°

hay: 60° + \(\widehat {B} + \widehat {C}\) = 180°

=> \(\widehat {B} + \widehat {C}\) = 180 ° - 60 ° = 120°

\(\widehat {IBF} = \widehat {IBE}; \widehat {ICF} = \widehat {ICD}\) nên:

\(\widehat {IBF} + \widehat {ICF} = 120° : 2 = 60°\)

Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác ta có:

\(\widehat {BIC} = 180° - (\widehat {IBF} + \widehat {ICF})\)

\(\widehat {BIC}=180° - 60° = 120°\)

Vậy \(\widehat {BIC} = 120°\)

b)

Vì IF là tia phân giác của góc BIC nên:

\(\widehat {BIF} = \widehat {FIC} = 120° : 2 = 60°\)

Vì EIB và BIC là 2 góc kề bù nên:

\(\widehat {EIB} = 180° - BIC\)

\(\widehat {EIB} = 180° - 120° = 60°\)

Xét 2 tam giác BEI và BFI ta có:

\(\widehat {EBI} = \widehat {IBF} (gt)\)

BI là cạnh chung

\(\widehat {EIB} = \widehat {BIF} = 60°\) (cmt)

Vậy \(\Delta BEI=\Delta BFI\) (g-c-g).

=> BE = BF (2 cạnh tương ứng).

Ta có:

\(\widehat {FIC} = 60° (cmt)\)

\(\widehat {DIC} + \widehat {BIC} = 180°\) (2 góc kề bù)

hay: \(\widehat {DIC} + 120° = 180°\)

=> \(\widehat {DIC} = 180° - 120° = 60°\)

Xét 2 tam giác DIC và FIC ta có:

\(\widehat {DCI} = \widehat {ICF} (gt)\)

IC là cạnh chung

\(\widehat {FIC} = \widehat {DIC} = 60° (cmt)\)

Vậy \(\Delta DIC=\Delta FIC\) (g-c-g).

=> CD = CF (2 cạnh tương ứng).

Ta có:

BC = BF + CF

Mà BF = BE; CF = CD nên:

BE + CD = BC (đpcm).


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Khả Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khả Hân
Xem chi tiết
Châu Anh
Xem chi tiết
Phuong Thao Hoang
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
phuong tran
Xem chi tiết