Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngưu Kim

1) Cho ΔABC có \(\widehat{A}\)=90° và AB=AC. Gọi K là trung điểm của BC

a) Chứng minh ΔAKB=ΔAKC

b) Chứng minh AK⊥BC

c) Từ C vẽ đường vuông góc với BC cắt đường thẳng AB tại E. Chứng minh \(EC//AK\)

2) Cho ΔABC có \(\widehat{A}\)=80°. Vẽ cung tròn tâm B có bán kính bằng độ dài đoạn AC. Vẽ cung tròn tâm C có bán kính bằng độ dài đoạn AB. Hai cung tròn này cắt nhau tại D nằm khác phía của A đối với BC.

a) Tính \(\widehat{BDC}\)

b) Chứng minh CD//AB và \(BD//AC\)

Trúc Giang
19 tháng 11 2019 lúc 20:38

1) a/ Xét ΔAKB và ΔAKC ta có:

AB = AC (GT)

BK = CK (GT)

AK cạnh chung

=> ΔAKB = ΔAKC (c - c - c)

b/ Có ΔAKB = ΔAKC (câu a)

=> \(\widehat{AKB}=\widehat{AKC}\) (2 góc tương ứng)

\(\widehat{AKB}\)\(\widehat{AKC}\) là 2 góc kề bù

=> \(\widehat{AKB}=\widehat{AKC}\) = 1800 : 2 = 900

=> AK ⊥ BC

c/ Đường vuông góc với BC tại C không thể cắt AB

c/

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
19 tháng 11 2019 lúc 20:47

Bài 1:

a) Xét 2 \(\Delta\) \(AKB\)\(AKC\) có:

\(AB=AC\left(gt\right)\)

\(KB=KC\) (vì K là trung điểm của \(BC\))

Cạnh AK chung

=> \(\Delta AKB=\Delta AKC\left(c-c-c\right).\)

b) Theo câu a) ta có \(\Delta AKB=\Delta AKC.\)

=> \(\widehat{AKB}=\widehat{AKC}\) (2 góc tương ứng).

Ta có: \(\widehat{AKB}+\widehat{AKC}=180^0\) (vì 2 góc kề bù).

\(\widehat{AKB}=\widehat{AKC}\left(cmt\right)\)

=> \(2.\widehat{AKB}=180^0\)

=> \(\widehat{AKB}=180^0:2\)

=> \(\widehat{AKB}=90^0.\)

=> \(\widehat{AKB}=\widehat{AKC}=90^0\)

=> \(AK\perp BC.\)

c) Vì:

\(AK\perp BC\left(cmt\right)\)

\(EC\perp BC\) (do cách vẽ)

=> \(EC\) // \(AK\) (từ vuông góc đến song song) (đpcm).

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trúc Giang
19 tháng 11 2019 lúc 21:04

2) a/ Xét ΔABC và ΔDCB ta có:

BD = AC (cùng bằng bán kính)

CD = AB (cùng bằng bán kính)

BC: cạnh chung

=> ΔABC = ΔDCB (c - c - c)

=> \(\widehat{D}=\widehat{A}=80^0\) (2 góc tương ứng)

b/ * ΔABC = ΔDCB (câu a)

=> \(\widehat{ABC}=\widehat{DCB}\) (2 góc tương ứng)

Mà 2 góc này là 2 góc so le trong

=> AB // CD

* ΔABC = ΔDCB (câu a)

=> \(\widehat{ACB}=\widehat{CBD}\)

Mà 2 góc này là 2 góc so le trong

=> AC // BD

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
djkk
Xem chi tiết
Hà Mii
Xem chi tiết
Duy 38K
Xem chi tiết
Trần Minh
Xem chi tiết
chi vũ
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Tài
Xem chi tiết
Muichirou Tokitou
Xem chi tiết
Nyx Starchasm
Xem chi tiết