Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

Luyện tập - Bài 50 (SGK - tập 2 trang 77)

Hướng dẫn giải

Gọi A và B là hai điểm dân cư, C là điểm đặt trạm y tế.

Vì C cách đều AB nên C thuộc đường trung trực của AB mà C ∈ xy nên C là giao điểm của xy và đường trung trực của AB

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 51 (SGK - tập 2 trang 77)

Hướng dẫn giải

a) Ta có PA = PB (A, B nằm trên cung tròn có tâm P) CA = CB (hai cung tròn AB có tâm A và B có bán kính bằng nhau; C la giao điểm của 2 cung)

Vậy P; C cách đều A và B nên đường thẳng CP là đường trung trực của AB nên

PC ⊥ d

b) Một cách vẽ khác

- Lấy điểm A bất kì trên d

- Vẽ cung tròn tâm A bán kính AP cắt đường thẳng d tại M

- Vẽ cung tròn tâm M bán kính MP cắt cung tròn tâm A tại C

- Vẽ đường thẳng PC, đường thẳng PC chính là đường vuông góc với d.

=> PC ⊥ d (đpcm)

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 47 (SGK - tập 2 trang 76)

Hướng dẫn giải

Vì M thuộc đường trung trực của AB

=> MA = MB

N thuộc đường trung trực của AB

=> NA = NB

Do đó ∆AMN = ∆BMN (c.c.c)


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 49 (SGK - tập 2 trang 77)

Hướng dẫn giải

Áp dụng bài 48

Gọi A' là điểm đối xứng của A qua đường thẳng xy chứa một bờ sông gần nhất

Ta có: CA + CB = CA' + CB ≥ A'B

Nên CA + CB ngắn nhất khi C là giao điểm của A'B với xy

Vậy điểm đặt trạm bơm là giao điểm của đường thẳng xy với đường thẳng qua điểm B và điểm A' đói xứng với A qua xy.

(Trả lời bởi Tuyết Nhi Melody)
Thảo luận (2)

Luyện tập - Bài 47 (SGK - tập 2 trang 76)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Vì M thuộc đường trung trực của AB

=> MA = MB

N thuộc đường trung trực của AB

=> NA = NB

Do đó ∆AMN = ∆BMN (c.c.c)

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 47 (SGK - tập 2 trang 76)

Hướng dẫn giải

Vì M thuộc đường trung trực của AB

=> MA = MB

N thuộc đường trung trực của AB

=> NA = NB

Do đó ∆AMN = ∆BMN (c.c.c)


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 45 (SGK - tập 2 trang 76)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Ta có: Hai cung tròn tâm M và N có bán kính bằng nhau

Nên MP = NP và MQ = NQ => P; Q cách đều hai mút M, N của đoạn thẳng MN nên P; Q thuộc đường trung trực của MN hay đường thẳng qua P, Q là đường trung trực của MN

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 44 (SGK - tập 2 trang 76)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Điểm M thuộc đường trung trực của AB

=> MA = MB (định lí thuận)

Vì MA = 5cm nên MB = 5cm

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 46 (SGK - tập 2 trang 76)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Vì ∆ABC cân tại A => AB = AC

=> A thuộc trung trực của BC

Vì ∆DBC cân tại D => DB = DC

=> D thuộc trung trực của BC

Vì ∆EBC cân tại E => EB = EC

=> E thuộc trung trực của BC

Do đó A, D, E thuộc đường trung trực của BC nên A, D, E thẳng hàng

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Luyện tập - Bài 48 (SGK - tập 2 trang 77)

Hướng dẫn giải

ướng dẫn:

Vì L và M đối xứng qua đường thẳng xy. Nên đường thẳng xy là trung trực của ML

I ∈ xt => IM = IL

Nên IM + IN = IL + IN

+ Nếu I là giao điểm của NL và xy thì IL + IN = LN

+ Nếu I không là giao điểm của NL và xy thì ba điểm I, N, L không thẳng hàng

=> IL + IN > LN

Vậy với mọi vị trí của I trên xy thì IL + IN ≥ LN

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)