Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Bài 52 (SGK - tập 2 trang 79)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Xét tam giác ABC với AH là đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực nên

AH ⊥ BC và HB = HC

Xét hai tam giác vuông HAB và HAC có:

HB = HC

ˆH1=ˆH2H1^=H2^ = 900

AH: cạnh chung

Nên ∆HAB = ∆HAC => AB = AC

Vậy ∆ABC cân tại A

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài 53 (SGK - tập 2 trang 80)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Vì điểm đào giếng cách ba ngôi nhà (ba ngôi nhà không cùng nằm trên một đường thẳng) nên điểm đó chính là giao điểm ba đường trung trực của ba cạnh trong tam giác có đỉnh là ba ngôi nhà.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài 54 (SGK - tập 2 trang 80)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Đường tròn đi qua ba dỉnh của tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Đẻ vẽ đường tròn ngoại tiếp ta cần xác định tâm của đường tròn đó. Muốn xác định tâm ta vẽ hai đường trung trực và giao điểm hai đường trung trực ( cũng là giao điểm của ba trung trực cần tìm)

Nhận xét:

- Nếu tam giác có ba góc đều nhọn thì tâm đường tròn ngoại tiếp nằm trong tam giác.

- Nếu tam giác có góc vuông thì tâm đường tròn nằm trên cạnh huyền ( tâm là trung điểm của cạnh huyền)

- Nếu tam giác có góc tù thì tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (3)

Bài 55 (SGK - tập 2 trang 80)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn:

Từ hình vẽ ta có:

DK là trung trực của Ac, DI là đường trung trực của AB. Do đó ∆ADK = ∆CDK (c.c.c)

=> ˆADK=ˆCDKADK^=CDK^

hay DK là phân giác ˆADCADC^

=> ˆADKADK^ = 1212ˆADCADC^

∆ADI = ∆BDI (c.c.c)

=> ˆADI=ˆBDIADI^=BDI^

=> DI là phân giác ˆADBADB^

=> ˆADIADI^ = 1212 ˆADBADB^

Vì AC // DI ( cùng vuông góc với AB) mà DK ⊥ AC

=> DK ⊥ DI

hay ˆADKADK^ + ˆADIADI^ = 900

Do đó 1212ˆADCADC^ + 1212 ˆADBADB^ = 900

=> ˆADCADC^ + ˆADBADB^ = 1800

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 56 (SGK - tập 2 trang 80)

Hướng dẫn giải

a) Giả sử ∆ABC vuông góc tại A. Vẽ hai đường trung trực của hai cạnh góc vuông AB, AC cắt nhau tại M. Ta chứng minh M là trung điểm của BC.

Vì M là giao điểm hai đường trung trực d1, d2

của AB, AC mà AB ⊥ AC nên B, M, C thẳng hàng (bài tập 55)

Vì MA = MB (M thuộc đường trung trực của AB)

MA = MC (M thuộc đường trung trực của AC)

=> MB = MC

Do B, M, C thẳng hàng và M cách đều BC nên M là trung điểm của BC

b) M là trung điểm Bc => MB = 1212 BC

mà AM = MB nên MA =1212 BC

Vậy độ dài đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông bằng một nửa độ dài cạnh huyền.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 57 (SGK - tập 2 trang 80)

Hướng dẫn giải

Lấy ba điểm phân biệt A, B, C trên đường viền ngoài, suy ra ∆ABC có đường tròn ngoại tiếp chính là đường viền ngoài. Do đó tâm đường tròn ngoại tiếp chính là giao điểm của hai đường trung trực của hai cạnh AB, AC nên ban kính là độ dài đoạn thẳng từ giao điểm O đến A

(Trả lời bởi Trần Nguyễn Bảo Quyên)
Thảo luận (2)

Bài 64 (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Hướng dẫn giải

điểm O cách đều ba điểm A,B,C

khi OA=OB=OC

=>O là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Bài 65 (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Hướng dẫn giải

B D A E C K 1 2 3 4

Nối KA,KB,KC.

Ta có KD là đường trung trực AB

=>KA=KB(tính chất đường trung trực)

\(\Rightarrow\Delta KAB\) cân tại K nên KD là đường phân giác của \(\widehat{AKB}\)

\(\Rightarrow\widehat{K_1}=\widehat{K_3}\)

\(\Rightarrow\widehat{AKB}=2\widehat{K_1}\) (1)

KE là đường trung trực của AC

=>KA=KC(tính chất đường trung trực)

\(\Rightarrow\Delta KAC\) cân tại K nên KE là đường phân giác của \(\widehat{AKC}\)

\(\Rightarrow\widehat{K_2}=\widehat{K_4}\)

\(\Rightarrow\widehat{AKC}=2\widehat{K_2}\left(2\right)\)

\(KD\perp AB\left(gt\right)\)

\(AC\perp AB\left(gt\right)\)

(Trả lời bởi Hoàng Thúy An)
Thảo luận (1)

Bài 66 (Sách bài tập - tập 2 - trang 50)

Hướng dẫn giải

- Lấy 3 điểm A, B, C bất kì trên đường viền. Ba điểm này tạo thành tam giác ABC và tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác này chính là tâm và bán kính của đường viền.

- Vẽ trung trực của 2 cạnh AB, BC, chúng cắt nhau tại O. Từ tính chất đường trung trực suy ra OA = OB = OC

Do đó O chính là tâm đường tròn này. Khi đó OA hoặc OB hoặc OC chính là bán kính cần xác định.

(Trả lời bởi Angla Nguyễn)
Thảo luận (1)

Bài 68 (Sách bài tập - tập 2 - trang 50)

Hướng dẫn giải

∆ABC cân tại A, AM là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy BC nên AM cũng là đường trung trực của BC.

D là giao điểm của các đường trung trực AC và BC nên D thuộc trung trực của AB.

Vậy DA = DB (tính chất đường trung trực).

(Trả lời bởi Thảo Phương)
Thảo luận (1)