Bài viết hay- Con nhà người ta

Từ rất lâu, "con nhà người ta" đã trở thành một câu nói quen thuộc nhưng cũng là một nỗi ám ảnh của nhiều bạn trẻ. Đây là hình tượng mà nhiều bậc phụ huynh thường dùng để nói về một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, thậm chí là hoàn hảo về mọi mặt... nhằm mục đích răn đe, đốc thúc con mình cố gắng. 

Đã bao giờ, em bị so sánh với bạn khác chưa, hay nếu em chính là nhân vật "con nhà người ta" được mọi người hay mang đi so sánh, em cảm thấy như thế nào?

Chuyên mục bài viết hay tuần này với nội dung: CON NHÀ NGƯỜI TA. Các em có thể thiết kế ảnh, chia sẻ quan niệm, suy nghĩ hay những cảm xúc của bản thân liên quan đến chủ đề này.

Bài viết hay nhất/sản phẩm sáng tạo, hữu ích nhất sẽ được:

- Thưởng 20 COIN

- Đăng lên mục tin tức, sự kiện ở trang chủ Hoc24.vn kèm tên tác giả

- Đăng lên fanpage Học trực tuyến cùng Hoc24.vn kèm tên tác giả

 

Thể lệ:

- Các bạn viết và đăng bài/ảnh dưới comment của bài viết này

- Các bạn khác có thể tương tác bằng cách like hoặc comment bài viết của tác giả

- Sau một tuần, giáo viên Hoc24 sẽ xem xét và chọn ra bài viết hay nhất

Lưu ý: Các bài viết copy sẽ bị xoá và tài khoản đó sẽ bị cấm không được tham gia chuyên mục BÀI VIẾT HAY tiếp theo nữa.

Cùng đón đọc và bàn luận tại Hoc24 các em nhé!

Khách

Cao ngocduy Cao
25 tháng 10 2021 lúc 9:53
Cao ngocduy Cao
25 tháng 10 2021 lúc 9:53

Cụm từ ''con nhà ng ta'' đã đi vào sổ sách 

· Trả lời (1)
OH-YEAH^^
25 tháng 10 2021 lúc 10:09

undefined

Chắc hẳn, bố mẹ nào cũng đã nói cụm từ ''con nhà ng ta'' phải ko các bạn ?

Hôm nay mik sẽ chia sẻ: 5 điều bạn nên làm khi bị bố mẹ so sánh với “con nhà người ta” với các bạn nha.

Điều 1: Khoe thành tích/ Điểm mạnh mà bản thân từng đạt đc

Không phải ai cũng hoàn hảo, cũng như không ai cũng có thể giỏi về mọi mặt, có người giỏi về những việc làm hưởng thụ sự khéo tay, có người giỏi trong việc học và có người những người lại giỏi về những môn thể chất.nếu như bị ba mẹ đem đi so sánh với người ta, hãy đem những thành công hoặc thứ mà bản thân có thể làm tốt nhất ra cho họ xem, mình tin là bất cứ cha mẹ nào cũng có thể đồng cảm với việc bạn có thể giỏi việc này nhưng lại không tốt ở một lĩnh vực khác.tuy nhiên, nếu như bạn”phế toàn tập” trên mọi lĩnh vực thì đều này rất đáng lưu ý. Thêm nữa, bạn nên hạn chế việc khoe khoang các vấn đề liên quan đến game nếu như những người lớn trong nhà không ai chơi cả, bởi vì phụ huynh thường xem trò chơi là một thứ vô bổ mà thôi.

Điều 2: Suy nghĩ theo chiều hướng khác

Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn bè.Các bạn nên biết, phụ huynh đem mình đi so sánh với một hình mẫu khác chẳng qua chỉ muốn bạn tốt hơn, chỉ là họ không biết bao nhiêu mới là đủ, bao nhiêu đã là quá sức với con mình. Do đó, lần sau nếu bị so sánh tiêu cực, hãy tự hỏi: ''lời phê bình đó có đúng không ?'' nếu có phần nào đúng, hãy tìm cách khắc phục thiếu sót, suy nghĩ khách quan hơn trong mọi chuyện, đừng chỉ mãi nghĩ đến việc người lớn chỉ thích đem đi so sánh với người khác mà hãy nhìn lại
phiên bản thân mình.

Điều 3: Hãy nói những lời mà bn đg suy nghĩ

Nếu sự la mắng tiếp tục được diễn ra đến một mức độ mà bạn hoàn toàn không thể phản ứng lại một cách bình tĩnh rồi giải thích cho người lớn hiểu rằng sự trách mắng của họ đang khiến cho bản thân mình khó chịu và muốn bàn thảo lại việc này sau khi đã suy nghĩ kỹ. Bạn không nên nói những điều khó nghe như “con tệ đấy, ba mẹ muốn sao thì tùy” để mọi thứ trở nên tệ hơn. nghiêm cấm tuyệt đối việc tự ý bỏ đi mà không nói một lời nào, vì nhiều bậc phụ huynh thường xem đây là dấu hiệu của sự vô lễ.

 

 

· Trả lời (14)
phạm huyền trang
25 tháng 10 2021 lúc 10:56

 Cụm từ ''con nhà ng ta'' đã đi vào sổ sách  

Cụm từ con ng t muốn so sánh con ng ta giỏi hơn mình  và mik ko giỏi

· Trả lời (0)
nthv_.
25 tháng 10 2021 lúc 11:20

"Con nhà người ta", một cụm từ khá quen thuộc phải không nào. Người ta thường nói: "Bữa cơm gia đình là chất keo gắn kết các thành viên" hay "Nơi giữ ấm tình thân mỗi ngày là mâm cơm gia đình". Nhưng đối với tôi, bữa cơm gia đình chính là nơi để "được" so sánh, bị đặt lên bàn cân xem ai thắng ai thua với con nhà người ta. Con nhà người ta, không biết là ai con nhà nào, nhưng lại chiếm một vị trí rất quan trọng trong suy nghĩ của bố mẹ tôi. Một con nhà người ta, hai con nhà người ta, ba vẫn là con nhà người ta. Nhiều khi tôi tự hỏi, không biết con nhà người ta là đứa nào, mà sao từ lúc có nó cuộc đời mình khổ thế không biết! Chẳng cần biết dúng hay sai, cứ thấy con mình kém hơn người ta là các bậc phụ huynh lại: "Đấy, nhìn con nhà người ta mà xem, học giỏi thế chứ lị, chả bù cho mày...." Họ tưởng rằng khi nói những lời đó thì sẽ giúp con mình tốt hơn, nhưng thực ra lại ngược hoàn toàn. Đứa trẻ bị so sánh sẽ cảm thấy mình thấp kém hơn người ta, thấy tự ti về bản thân, có những suy nghĩ tiêu cực, không tốt và rất có khả năng dẫn đến trầm cảm, tự kỷ hay thậm chí là tử vong. Còn với những bậc cha mẹ, khi thấy còn mình có biểu hiện như thế thì lại lầm tưởng rằng chúng tỏ thái độ, thích làm lẫy để bố mẹ chú ý mình hơn, thay đổi quan niệm. Và theo tôi thật ra cách so sánh là sai lầm. Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu lớp học có 40 chục bạn và khi xếp hạng thì bạn A đứng nhất, còn bạn X, Y đứng cuối thì điều gì sẽ xảy ra. Đó là bạn A có thể trở nên kiêu căng, tự mãn về bản thân mình, còn X, Y sẽ cảm thấy bản thân mình học không tốt, dần mặc cảm về bản thân và có thể sẽ nghỉ học. Do đó, ta thấy rằng: so sánh không phải là phương pháp (tùy vào trường hợp), chúng ta cần phải thay đổi lại quan niệm cuảt chính mình. Mỗi người đều có một điểm mạnh của riêng mình, không thể lấy tiêu chuẩn của người này rồi từ đó áp đặt lên người khác được. Hãy từ bỏ lối suy nghĩ "nhìn lên thấy mình không giống ai, nhìn xuống không thấy ai bằng mình" đã xây dựng một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn nhé!

· Trả lời (9)
Bạch Dương Dễ Thương
25 tháng 10 2021 lúc 11:36

Chào tất cả các bạn !
Hôm nay mình sẽ chia sẻ câu chuyện " Con nhà người ta " ở họ hàng mình nhé. 
Câu chuyện là như thế này :
Một hôm, tôi sang nhà ông nội chơi, tôi thấy Tuấn Dương đang chơi. Rồi tôi ngồi xuống chơi cùng. Đang chơi thì thấy mẹ Tuấn Dương bước vào phòng và hỏi Tuấn Dương :      
- Con làm bài xong chưa ?  
Tuấn Dương buồn bã trả lời :     
- Chưa ạ.     
Mẹ Tuấn Dương nói với tôi :    
- Mai làm bài chưa ?     
Tôi đáp :     
- Cháu làm bài rồi ạ.     
Mẹ Tuấn Dương quát Tuấn Dương :    
- Đấy, em Mai nó làm xong rồi thì được chơi thoải mái. Còn mày thì chưa làm bài xong đã chơi. Đúng là mày kém hơn " Con nhà người ta ".    
Rồi mẹ Tuấn Dương lấy cái thước kẻ đánh Tuấn Dương. Cuối cùng, cái thước kẻ bị gãy.  
Tại sao tôi lại là hình tượng " Con nhà người ta " để người khác  mang đi so sánh chứ ?    
Tôi cảm thấy rằng tôi có hoàn hảo về mọi mặt đâu mà người khác mang tôi đi so sánh.     
Tôi muốn kể tiếp lần tôi bị đem so sánh nhưng bài dài rồi, tôi xin dừng bút tại đây. Chúc các bạn có 1 ngày vui vẻ.   
    Tác giả câu chuyện họ hàng " Con nhà người ta "     
                   Nguyễn Phương Mai   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

· Trả lời (1)
Bạch Dương Dễ Thương
25 tháng 10 2021 lúc 11:38

Chào tất cả các bạn !
Hôm nay mình sẽ chia sẻ câu chuyện " Con nhà người ta " ở họ hàng mình nhé. 
Câu chuyện là như thế này :
Một hôm, tôi sang nhà ông nội chơi, tôi thấy Tuấn Dương đang chơi. Rồi tôi ngồi xuống chơi cùng. Đang chơi thì thấy mẹ Tuấn Dương bước vào phòng và hỏi Tuấn Dương :      
- Con làm bài xong chưa ?  
Tuấn Dương buồn bã trả lời :     
- Chưa ạ.     
Mẹ Tuấn Dương nói với tôi :    
- Mai làm bài chưa ?     
Tôi đáp :     
- Cháu làm bài rồi ạ.     
Mẹ Tuấn Dương quát Tuấn Dương :    
- Đấy, em Mai nó làm xong rồi thì được chơi thoải mái. Còn mày thì chưa làm bài xong đã chơi. Đúng là mày kém hơn " Con nhà người ta ".    
Rồi mẹ Tuấn Dương lấy cái thước kẻ đánh Tuấn Dương. Cuối cùng, cái thước kẻ bị gãy.  
Tại sao tôi lại là hình tượng " Con nhà người ta " để người khác  mang đi so sánh chứ ?    
Tôi cảm thấy rằng tôi có hoàn hảo về mọi mặt đâu mà người khác mang tôi đi so sánh.     
Tôi muốn kể tiếp lần tôi bị đem so sánh nhưng bài dài rồi, tôi xin dừng bút tại đây. Chúc các bạn có 1 ngày vui vẻ.   
    Tác giả câu chuyện họ hàng " Con nhà người ta "     
                   Nguyễn Phương Mai   

· Trả lời (3)
Sun ...
25 tháng 10 2021 lúc 14:11

Hôm nay em xin kể về 1 câu chuyện " Con nhà người ta "

Một hôm em qua nhà bạn chơi như thường lệ thì bạn bị mẹ bắt học vì chiều không học 

Bác nhà T nói :

- Com làm bài xong chưa ?

Tui trl :

- Dạ con xong rồi ạ ...

Bác quay qua nói với T :

- Mày nhìn con nhà người ta chưa học hành chăm chỉ , giỏi giang .... Mày ko được bằng 1/10 của nó bảo nó cho xin ít kiến thức mà nạp vào đầu 

Em nghe thấy mình hơi vô duyên khi bạn đag học lại qua em về và buồn bã

Em thấy mẹ bạn nói thế rất dễ tổn thương đến những bạn bị đem ra so sánh mình thấy chưa ai là hoàn hảo hết nên mình cần cố gắng nến đặt mình vào vị trí của bạn mình sẽ rất bùn

· Trả lời (3)
thảo nguyễn
25 tháng 10 2021 lúc 14:34

mỗi khi mẹ tôi nhắc đến con nhà người ta  :   từ con nhà bác hàng xóm đến anh chị em nhà cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, xa hơn là người từ đời trước chắc ai ai cũng phải từng nghe qua rồi nhỉ ;(

mỗi khi bạn mải vui ham chơi, lười làm việc nhà, điểm số kém, làm hỏng chuyện gì đó hay thậm chí mỗi khi Tivi chiếu tới cảnh học sinh nghèo vượt khó là y như rằng…bài “ca vọng cổ” và điệp khúc “con nhà người ta” lại xuất hiện. Đến nỗi bạn cũng phải tự hỏi rằng: mình có phải con đẻ của bố mẹ hay không? 

“Con nhà anh/chị ngoan ngoãn/chăm chỉ/học giỏi quá, chẳng bù cho con nhà em”…Câu này thì bạn có thể nghe ở bất cứ đâu. Hai bậc phụ huynh ngồi nói chuyện với nhau hay thậm chí ở hàng rau, hàng thịt ngoài chợ
Việc con cái bị đem ra so sánh xảy ra thường xuyên và dễ dàng. Một thói quen được lập trình sẵn từ bao đời nay. Những lời so sánh đó tích tụ lại qua khi cha mẹ ghé qua nhà người khác và cuối cùng sẽ đổ dồn lền đầu đứa con nhà mình. Hệ quả là con cái luôn được/bị động viên cố gắng theo đuổi cho bằng bạn bằng bè.  cha mẹ nên xây dựng vào định hướng chứ ko nên ép buộc con cái theo mình. Chứ như bố mình hay có câu "Con ko nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư" :)). Còn con cái thì cũng nên có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ, sống tốt cho mình . Mình nghĩ thế Cái gì cũng có hai mặt của nó. Nhưng theo mình thì "con nhà người ta" lại mang đến nhiều ý nghĩa tiêu cực hơn. Mọi so sánh đều là khập khiễng. Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, ghen khác nhau, phúc phần khác nhau... Hàng trăm chỗ lệch, so làm sao đươc mà so chứ? Khi bị cha mẹ so sánh, trẻ em sẽ nghi ngờ về tình cảm cha mẹ dành cho mình. Chúng sẽ dần dần tự giữ khoảng cách với bố mẹ và có xu hướng sống khép kín, thu mình. Điều này về lâu dài sẽ hình thành nên tính cách tiêu cực cho những đứa trẻ mà cha mẹ không lường trước được.  Chúng ta sẽ không đơn độc chiến đấu nếu làm theo ý cha mẹ, cũng không phải chịu sự im lặng giày vò trong những buổi họp mặt gia đình, hoặc trải qua cảm giác cực kì tổn thương khi cha mẹ cố nén tiếng thở dài đầy bất lực trong những bữa cơm tối.     "Con nhà người ta” sẽ còn một câu chuyện dài rất dài và chúng ta là người phải lên tiếng undefined   
· Trả lời (0)
Bùi Mai Hà
25 tháng 10 2021 lúc 14:44

"Xem con nhà người ta kìa,sao con không học hả ?"

Mẹ thường nói với tôi như vậy khi tôi không học.Đúng vậy,tôi của quá khứ từng là một đứa trẻ vô cùng chăm chỉ học hành,được nhiều người yêu quý.Có lúc,bạn bè còn nói với tôi rằng "tôi sắp thành bá chủ của cụm từ "con nhà người ta" ".Nhưng từ lúc tôi lên cấp hai,mọi chuyện đã thay đổi.Tôi không chăm chỉ nữa,mà như một đứa nổi loạn.Tôi hoàn toàn không muốn học,mặc dù tôi làm bài rất tốt.Mỗi lần tôi không học bài,mẹ lại kêu tôi lên học và nói : 

-Sao con không như anh con hả,học đi chứ.Anh con chăm học lắm,lúc nào vào cũng thấy học thôi.

Tôi mới lớp 6,anh em tôi hơn nhau 3 tuổi.Anh trai tôi học nhiều hơn vì anh ấy đã cuối cấp,còn tôi mới có đầu cấp,bài chưa nhiều bằng anh trai.Vậy tại sao mẹ luôn ép tôi học,dù mẹ biết hai anh em cách biệt nhau về độ tuổi ? 
Anh tôi 14 tuổi,còn tôi 11.Anh tôi lớp 9,còn tôi lớp 6.Anh ấy sắp kết thúc cấp 2,để vào cấp 3.Dĩ nhiên rồi,anh ấy hơn tuổi tôi,anh ấy chắc chắn sẽ có nhiều bài hơn tôi,lớp của anh tôi cũng là lớp chọn nữa.Tôi cũng học lớp chọn,tôi cũng có nhiều bài,dù khối lượng bài đấy có lẽ chỉ là tép riu với anh tôi thôi.

Tôi nhìn anh tôi với vẻ thù hận.Từ khi nào...Từ khi nào mà hình ảnh của người anh lại trở nên đáng ghét,đáng căm thù trong mắt của người em gái cơ chứ...?

Tôi cố gắng,cố gắng hết sức với khối lượng bài mà tôi phải cặm cụi làm mỗi ngày.Tôi cũng đi học thêm,và cặm cụi với bài làm thêm.Vậy,cộng 4 lớp học thêm và một lớp học chính,thì có lẽ,tôi hơn anh tôi rồi.

Tôi học ngày,học đêm.Đỉnh điểm là khi thi,tôi học không ngừng nghỉ để đạt kết quả xứng đáng nhất,hi vọng nhất của mẹ.Nhưng có lẽ,điểm 9,5 vẫn chưa hài lòng,đối với mẹ tôi.Cấp hai mà ! Lớp càng cao,thì điểm 8,thậm chí là 6 sẽ vô cùng quý.Nhưng mẹ vẫn ép tôi học.Mẹ chỉ cho tôi ngừng học để nghỉ ngơi khi tôi được 10 điểm.

Bạn bè tôi,cảm thấy ghen tị với thành tích của tôi,và khi đến nhà tôi thì thấy rất nhiều cúp,bằng khen về các cuộc thi.Ai cũng cảm thấy ghen tị với tôi,dù mọi người không biết rằng,những chiếc cúp,những tờ giấy khen ấy chính là nỗ lực học không ngừng để nghỉ của tôi ư...?

Mẹ điều khiển tôi như một con rối,nói câu "con nhà người ta" hay "anh trai con" tôi đều đã quen rồi.Tôi,một con rối,trong bàn tay người khác,không điều khiển được chính mình...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

· Trả lời (3)
Xem thêm bình luận...