Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Phạm Văn Đồng (1906 -2000). Quê quán: Tân Đức, Mộ Đức, Quảng Ngãi.

- Tham gia cách mạng từ sớm và là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc; là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà văn hóa, văn nghệ lớn.

- Ông có nhiều tác phẩm nghị luận xuất sắc.

- Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

- Tác phẩm chính: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Văn hóa đổi mới…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

 Được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí văn học tháng 7/ 1963.

b. Thể loại: Văn nghị luận.

c. Mục đích

- Tác phẩm ra đời nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam đang dấy lên mạnh mẽ và rộng khắp.

- Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về thơ văn và con người NĐC.

d. Bố cục

- Phần 1 : (Từ đầu đến "một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phần 2: (Tiếp đến " ...Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề: Vài nét về con người của Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn yêu nước của NĐC, Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.

- Phần 3: (Phần còn lại): Kết thúc vấn đề: Cuộc sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc.

@1577596@@1577513@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Phần mở đầu

- Tác giả đã khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một hiện tượng văn học độc đáo. Thơ văn đồ Chiểu cũng mang một vẻ đẹp thường. Mỗi chúng ta phải nỗ lực, say sưa tìm hiểu để khám phá được cái mới và vẻ đẹp đó.

- Một cách đáng giá mới mẻ và đúng đắn. Bởi lâu nay chưa có cách nhìn đúng về cuộc đời, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

-> Tác giả đặt vấn đề bằng hình ảnh so sánh, liên tưởng, ấn tượng, thể hiện sự yêu quý, trân trọng hết mực đối với Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông.

2. Nội dung

Tác giả tập trung phân tích, làm sáng tỏ những lập luận đưa ra để khẳng định vị trí và giá trị thơ văn của Đồ Chiểu trong nền thơ văn của dân tộc.

a. Về cuộc đời và quan niệm văn chương của Đồ Chiểu

- Để khẳng định, tác giả đã đặt cuộc đời của nhà thơ trong mối quan hệ với nhân dân, dân tộc và khẳng định cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước. Luôn nêu cao khí tiết trong sáng, tinh thần yêu nước cao cả. Là một tấm gương đạo nghĩa sáng ngời.

- Về quan niệm văn chương, Nguyễn Đình Chiểu có một quan niệm đúng đắn, tiến bộ. Văn chương là vũ khí chiến đấu sắc bén đánh thẳng vào kẻ thù. Góp phần tích cực vào sự nghiệp của dân tộc, sự tiếp nối quan điểm văn chương của Nguyễn Trãi.

-> Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một ngôi sao lớn của thơ văn dân tộc.

b. Về thơ văn yêu nước

- Với sự tinh tế, nhạy cảm và văn chương sâu sắc, tác giả Phạm Văn Đồng đã cắt nghĩa và đánh giá thấu đáo về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

+ Ông khẳng định thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại phong trào kháng chiến chống Pháp và trở nên bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ. Là tiếng kèn xung trận cổ vũ tinh thần chiến đấu.

+ Khẳng định giá trị thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu kết tinh ở văn tế, trong đó văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm có ý nghĩa to lớn.

=> Nội dung của bài viết nhằm Nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. 

@1577439@

3. Lục Vân Tiên

- Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

- Giá trị nội dung: đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng.

- Giá trị văn chương: đây là “một chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian.

- Hạn chế của tác phẩm: Những luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đã lỗi thời, có chỗ lời. văn không hay lắm.

=> Tác giả đánh giá toàn diện giá trị, hạn chế tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm.

@1577372@

4. Kết thúc vấn đề

- Luận điểm: “Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.

-> Nêu lên vị trí, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu.

- Từ đó rút ra bài học sâu sắc:

+ Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc.

+ Mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

+ Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, lôgic.

- Kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm -> hấp dẫn, thuyết phục.

- Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc, tạo nên sức thuyết phục lớn.

2. Nội dung

- Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

- Đồng thời, tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

@1577682@