Văn bản ngữ văn 9

Hỏi đáp

Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà Đấu tranh cho một thế giới hòa bình- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két) Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh- Phạm Đình Hổ Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái Truyện Kiều- Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du Mã Giám Sinh mua Kiều- Nguyễn Du Thúy Kiều báo ân báo oán- Nguyễn Du Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên gặp nạn Đồng chí- Chính Hữu Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận Bếp lửa- Bằng Việt Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm Ánh trăng - Nguyễn Duy Làng - Kim Lân Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng Cố hương - Lỗ Tấn Những đứa trẻ - M.Go-rơ-ki Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. -- H.Ten Con cò- Chế Lan viên Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải Viếng lăng Bác- Viễn Phương Sang thu- Hữu Thỉnh Nói với con- Y Phương Mây và sóng- Ta-go Bến quê- Nguyễn Minh Châu Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang- Đi-phô Bố của Xi-mông -- Mô-pa-xăng Con chó bấc- G.Lân đơn Tôi và chúng ta- Lưu Quang Vũ
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 11:27

a. Giải thích ý thơ:

Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nayNgày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họNgười phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 11:26
Giải thích: Từ "buồn" chỉ trạng thái của con người luôn lo nghĩ, âu sầu không vui.Từ "hờn" chỉ thái độ giận dỗi ghen ghét, đó kịKhẳng định: Việc chép nhầm như vậy đã làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, không thể hiện được thái độ bất bình, đố kị của thiên nhiên trước dung nhan tươi thắm đầy sức sống của nàng Kiều, do đó cũng không dự báo được số phận éo le đau khổ của nàng.Việc chép nhầm từ làm giảm ý nghĩa của câu thơ: Không thể hiện được vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng Kiều, vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn so với thiên nhiên, ngoài ra còn làm ảnh hưởng đến tính cân đối của hai vế trong câu thơ (ghen phải đi với hờn)Qua đó càng khẳng định nghệ thuật sử dụng từ ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
Thịnh Triệu
Xem chi tiết
Thảo Linh
16 tháng 2 2016 lúc 0:08

Bài thơ thể hiện sự say mê của tác giả trước bức tranh thiên nhiên mùa xuân bằng một trái tim yêu đời, yêu cuộc sống. Với những dung động tinh tế đến mãnh liệt của người thi sĩ nặng tình với quê hương, nặng tình với đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện  ước nguyện cống hiến muốn hóa thân thành những vật bình thường, giản dị nhưng lại hữu ích cho đời, muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để nhập vào mùa xuân lớn của dân tộc.bằng một thái độ khiêm tốn, không phô ồn ào, phô trương.

Thảo Linh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 7:52

Hướng dẫn làm bài:

Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang , ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ .“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .
Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, hy sinh về tình cảm gia đình. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi. Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay, Thu không nhận ông là ba. Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực, lảng tránh, thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì: “vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên, giật giật trông rất dễ sợ”. Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi, vỗ về cô bé. Có những lúc, lâm vào thế bí, nó cũng chỉ nói trổng: “Vô ăn cơm”, “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”, “cơm sôi rồi ,nhão bây giờ”... Trong bữa cơm, ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to, không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt: “bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm”. Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn “ cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng ”… Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le, khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó. Em không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết thẹo dài trên má không giống bức hình chụp chung với má mà em biết. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc - em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba .
Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ của Thu đột ngột thay đổi. Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu đã được bà giải thích về vết thẹo. Bé hiểu ra, ân hận và hối tiếc vô cùng: “nghe bà kể, nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Phút chia tay “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông thật dễ thương”. Khi ông Sáu nhìn con để chào từ biệt,“đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”, tình cha con bị dồn nén bấy lâu chợt bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt. Nó thét lên gọi "Ba". Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Hành động của Thu cũng thay đổi “nó nhảy thót lên, dang cả hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”... Tất cả những hành động, thái độ đó của Thu đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà bé hằng yêu kính, tôn thờ và không ai có thể thay thế được. Tình cảm của Thu thật mạnh mẽ, sâu sắc và cũng dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu có nét cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ. Bằng tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa yêu thương đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế .
Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: "Ba đây con ! Ba đây con.” Những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hẫng hụt, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khiến ông cảm động: “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”. Cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ anh có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn, khi kiếm được một khúc ngà anh vui mừng như trẻ nhỏ “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Những ngày sau đó bao nhiêu tình cảm yêu quí, nhớ thương con anh dồn cả vào việc làm cây lược. Anh cặm cụi “cưa từng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc” để rồi khi chiếc lược hoàn thành, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con anh mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc dài của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. Có lẽ những lúc ấy anh mong có một lần về phép thăm nhà để anh tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con … Đau đớn thay chiến tranh khiến anh chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái anh được nữa. Anh hy sinh trong một trận càn. Trước lúc hy sinh, “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, anh cầm cây lược trao cho bạn với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ đã giúp văn bản có được vị trí riêng trong lòng độc giả .
Tóm lại, câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay .

Thảo Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
8 tháng 1 2019 lúc 19:33
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tóm tắt văn bản :

Nhà văn Chu Quang Tiềm đã nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách ; chỉ ra các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay và bàn về phương pháp đọc sách để thu được hiệu quả.

3. Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm nêu rõ : Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc hơn là đọc nhiều mà rỗng, cần kết hợp đọc rộng và sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn ; phải có kế hoạch đọc theo một mục đích nhất định chứ không đọc tuỳ hứng. Văn bản có tác dụng giúp cho mọi người có thái độ đúng đắn với việc đọc sách.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Vấn đề nghị luận của văn bản này là việc đọc sách. Tác giả trình bày ba luận điểm chính:

Luận điểm một (từ đầu đến "phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc tích luỹ kiến thức, nâng cao học vấn.

Luận điểm hai (tiếp theo đến "tự tiêu hao lực lượng") : Khó khăn của việc đọc sách và những thiên hướng sai lệch người ta thường mắc khi đọc sách.
Luận điểm ba (phần còn lại) : Cách đọc sách đúng đắn để thu được hiệu quả cao nhất.

2. Sách vô cùng quan trọng : Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được. Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triên học thuật của nhân loại. Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.

Sách có tầm quan trọng như vậy, nên đọc sách là con đường để nâng cao học vấn. Đọc sách là để tích luỹ kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống và cuộc đi xa tiếp tục khám phá thế giới.

3. Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, cần phải chọn sách mà đọc vì sách vở ngày càng nhiều, con người dễ bị chạy theo số lượng, đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu. Mặt khác, sách nhiều, nếu không chọn lựa kĩ, sẽ bị sa vào các sách ít thông tín, không phù hợp với chuyên môn của người đọc, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Theo tác giả, nên chọn lựa sách theo tiêu chuẩn sau :

- Không ham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn sách phù hợp với chuyên môn, sách có giá trị.

- Đọc và suy nghĩ thật kĩ những cuốn sách đã chọn.

- Phải kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn. Các loại sách đó hỗ trợ cho nhau, tạo cho người đọc có kiến thức rộng và sâu.

4. Bàn về đọc sách trước hết là bàn đến việc lựa chọn sách đọc. Biết lựa chọn sách cho tinh, phù hợp với chuyên môn là bước đầu của việc đọc sách. Khi chọn được sách rồi thì phải đọc thật kĩ. Không đọc lướt qua, không đọc để lấy số lượng nhiều, cần đọc theo kiểu "trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

Cần đọc sách theo một kế hoạch, một chủ đích chứ không đọc lung tung, đọc tuỳ hứng, tuỳ tiện. Việc đọc sách theo chuyên môn sâu sẽ làm cho người đọc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Đọc sách không chỉ là tích luỹ kiến thức, mà còn rèn luyện nhân cách, chuẩn bị cho cuộc sống và hoạt động lâu dài của mỗi con người.

5. Văn bản Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ với ba luận điểm chính thể hiện trong ba phần của bài. Tác giả đã từ kinh nghiệm của bản thân mình, cộng với sự suy xét, nghiền ngẫm nên phân tích, chỉ rõ những sai lạc mà người đọc dễ mắc phải. Đó là sự đọc nhiều mà không đọng lại ; đó là sự tham nhiều mục tiêu, rải mành mành, khuất lấp như lối đánh trận "tự tiêu hao lực lượng”. Tác giả phân tích thấu tình đạt lí về cách chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả nhát. Sức thuyết phục còn thể hiện ở những so sánh rất chính xác : Việc chiếm lĩnh kiến thức giống như đánh trận, việc đọc nhiều sách mà không hiểu giống như ăn nhiều thức ăn không tiêu, không những không bổ mà còn hại dạ dày ; việc đọc mà không chịu nghĩ sâu giống như cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn, dẫu châu báu phơi đầy mà đành về tay không ; việc chuyên sâu không chú ý đến bề rộng thì càng tiến càng gặp khó khăn, như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp,...

Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 11:30

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chu Quang Tiềm (1897-1968) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Trong bài viết này, ông bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua những luận điểm sâu sắc và giàu sức thuyết phục. Đây là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.

2. Bàn về việc đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả đã triển khai vấn đề qua các luận điểm như sau:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

3. - Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.

4. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:

- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống" chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.

- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận", vì thế "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào".

5. Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời      bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:

- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, "trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng", nhất là với các cuốn sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

6. Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:

- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc rành mạch.

2. Học cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục

Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 19:30
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tóm tắt văn bản :

Nhà văn Chu Quang Tiềm đã nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách ; chỉ ra các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay và bàn về phương pháp đọc sách để thu được hiệu quả.

3. Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm nêu rõ : Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc hơn là đọc nhiều mà rỗng, cần kết hợp đọc rộng và sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn ; phải có kế hoạch đọc theo một mục đích nhất định chứ không đọc tuỳ hứng. Văn bản có tác dụng giúp cho mọi người có thái độ đúng đắn với việc đọc sách.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Vấn đề nghị luận của văn bản này là việc đọc sách. Tác giả trình bày ba luận điểm chính:

Luận điểm một (từ đầu đến "phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc tích luỹ kiến thức, nâng cao học vấn.

Luận điểm hai (tiếp theo đến "tự tiêu hao lực lượng") : Khó khăn của việc đọc sách và những thiên hướng sai lệch người ta thường mắc khi đọc sách.
Luận điểm ba (phần còn lại) : Cách đọc sách đúng đắn để thu được hiệu quả cao nhất.

2. Sách vô cùng quan trọng : Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được. Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triên học thuật của nhân loại. Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.

Sách có tầm quan trọng như vậy, nên đọc sách là con đường để nâng cao học vấn. Đọc sách là để tích luỹ kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống và cuộc đi xa tiếp tục khám phá thế giới.

3. Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, cần phải chọn sách mà đọc vì sách vở ngày càng nhiều, con người dễ bị chạy theo số lượng, đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu. Mặt khác, sách nhiều, nếu không chọn lựa kĩ, sẽ bị sa vào các sách ít thông tín, không phù hợp với chuyên môn của người đọc, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Theo tác giả, nên chọn lựa sách theo tiêu chuẩn sau :

- Không ham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn sách phù hợp với chuyên môn, sách có giá trị.

- Đọc và suy nghĩ thật kĩ những cuốn sách đã chọn.

- Phải kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn. Các loại sách đó hỗ trợ cho nhau, tạo cho người đọc có kiến thức rộng và sâu.

4. Bàn về đọc sách trước hết là bàn đến việc lựa chọn sách đọc. Biết lựa chọn sách cho tinh, phù hợp với chuyên môn là bước đầu của việc đọc sách. Khi chọn được sách rồi thì phải đọc thật kĩ. Không đọc lướt qua, không đọc để lấy số lượng nhiều, cần đọc theo kiểu "trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

Cần đọc sách theo một kế hoạch, một chủ đích chứ không đọc lung tung, đọc tuỳ hứng, tuỳ tiện. Việc đọc sách theo chuyên môn sâu sẽ làm cho người đọc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Đọc sách không chỉ là tích luỹ kiến thức, mà còn rèn luyện nhân cách, chuẩn bị cho cuộc sống và hoạt động lâu dài của mỗi con người.

5. Văn bản Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ với ba luận điểm chính thể hiện trong ba phần của bài. Tác giả đã từ kinh nghiệm của bản thân mình, cộng với sự suy xét, nghiền ngẫm nên phân tích, chỉ rõ những sai lạc mà người đọc dễ mắc phải. Đó là sự đọc nhiều mà không đọng lại ; đó là sự tham nhiều mục tiêu, rải mành mành, khuất lấp như lối đánh trận "tự tiêu hao lực lượng”. Tác giả phân tích thấu tình đạt lí về cách chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả nhát. Sức thuyết phục còn thể hiện ở những so sánh rất chính xác : Việc chiếm lĩnh kiến thức giống như đánh trận, việc đọc nhiều sách mà không hiểu giống như ăn nhiều thức ăn không tiêu, không những không bổ mà còn hại dạ dày ; việc đọc mà không chịu nghĩ sâu giống như cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn, dẫu châu báu phơi đầy mà đành về tay không ; việc chuyên sâu không chú ý đến bề rộng thì càng tiến càng gặp khó khăn, như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp,.

Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 11:30

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

 

Võ Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 11:30

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản sau đây có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

TRANG PHỤC

Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,… phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.

Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.

Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!

Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Gợi ý: Bài văn trên được bố cục thành 3 phần. Ở phần đầu (Mở bài), tác giả nêu ra đòi hỏi của việc cân nhắc trong ăn mặc ở cộng đồng xã hội. Ở hai đoạn tiếp (Thân bài), tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hoá, đạo đức, hợp với môi trường. Trong câu cuối bài (Kết bài), tác giả rút ra nhận định về trang phục đẹp.

2. Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc nhằm nói lên điều gì?

Gợi ý: Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.

3. Xác định 2 luận điểm chính của văn bản. Tác giả đã làm như thế nào để diễn đạt hai luận điểm đó?

Gợi ý: Hai luận điểm chính của bài văn là:

(1) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.

(2) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hoà mình với cộng đồng.

Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.

4. Tác giả đã phân tích những biểu hiện khác nhau của “quy tắc ngầm” trong sử dụng trang phục từ đó kết luận vấn đề. Hãy cho biết tác giả đã triển khai kết luận bằng cách nào?

Gợi ý: Từ việc phân tích những biểu hiện cụ thể của những “quy tắc ngầm” trong ăn mặc, tác giả đã kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. Phần lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc lại văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, chú ý việc sử dụng phép lập luận phân tích của tác giả.

2. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm rõ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?

Gợi ý: Nhận xét về việc trình bày các ý phân tích theo trình tự chặt chẽ. Để trả lời câu hỏi “Tại sao đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn?”, tác giả đã lần lượt triển khai phân tích các ý:

- Học vấn là của nhân loại;

- Học vấn được tích luỹ, lưu truyền trong sách;

- Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã được lưu truyền;

- Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.

3. Nhận xét về việc phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả.

Gợi ý: Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách mà đọc bằng các ý:

- Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;

- Sức người có hạn;

- Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.

4. Tầm quan trọng của cách đọc sách được tác giả phân tích như thế nào?

Gợi ý: Các ý trong lập luận phân tích của tác giả:

- Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao;

- Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sách.

- Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.

- Đọc kĩ mới có hiệu quả.

5. Nhận xét về tác dụng của phép phân tích.

 

Gợi ý: Phép phân tích giúp chúng ta hiểu sâu sắc, cụ thể các đặc điểm của đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Kết quả của việc phân tích sẽ là cơ sở để tiến tới kết luận một vấn đề nào đó. Không có sự phân tích đúng đắn thì sẽ làm mất đi tính thuyết phục của kết luận.

 

Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
21 tháng 2 2016 lúc 11:29

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...

2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách lập luận:

Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

2. Cách đọc:

Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

 

Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
21 tháng 2 2016 lúc 13:15

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thành phần tình thái

a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từchắc.

b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?

Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắccó lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

2. Thành phần cảm thán

a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

(1) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý: Các từ ngữ Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu  hoặctrời ơi?

Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên  và trời ơi.

3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Gợi ý:

- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ

- Các thành phần cảm thán: chao ôi

2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn

3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từchắc?

Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.

4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).

Gợi ý:

- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

 

- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…