Văn bản ngữ văn 11

Lê Thị Huyền
Xem chi tiết
Tử Đằng
24 tháng 7 2018 lúc 14:09

Ôn tập ngữ văn 11

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
24 tháng 7 2018 lúc 17:05

Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:

Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm “thừa sống thiếu chết” mà hơn hết, nó là liều thuốc khai sáng cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo. Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vị ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát chào hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành đã biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện với biết bao cảm xúc,nghĩ suy của một con người khát khao được trở về với xã hội loài người. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí rũ bỏ lốt quỷ để trở lại làm người. Tuy nhiên, hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị tình yêu của Thị Nở, làm xúc động Chí, đây là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng buồn, vui hồn nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”.
Bình luận (0)
Tử Đằng
24 tháng 7 2018 lúc 14:08

Ôn tập ngữ văn 11

Bình luận (1)
Lê Thắm
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
21 tháng 2 2018 lúc 20:59

I have a memorable childhood which has many experiences. One of the experiences I remember most is the first time I was invited to a birthday party. I was a 6-year-old girl and I had a bestfriend whose name is Lisa. We were very close and seemed we couldn’t live without each other until her birhtday. It was a beautiful morning when Lisa invited me to her birthday party and had no idea about how great her party would be if she didn’t ask me to attend. I was very happy and decided to make my bestfriend surprise by giving her a puppy as a present. Lisa didn’t like dog or any animal but I almost forgot about that. I was confident to give her my present in her birthday and immediately realized that she didn’t like my little dog which I myself chose to buy 3 days ago. While the party was going on, I stood in a corner of the room and watched how much she loved other normal presents such as teddy bear, dolls or crayons. I felt dissapointed but that was not the worst thing. About 20 mintues later, Lisa’s father gave a sign that was the time to taking out a birthday cake. It was the biggest birthday cake I had ever seen. The light went off. As soon as it went on, somebody screamed “It’s a puppy in the cake”. Everyone was surprise and they recognized that was my puppy. They looked at the puppy and then looked at me. I glanced to Lisa. She said nothing and about to cried. I was very confused and ashamed. I carried my puppy, said sorry to Lisa and ran out of the party. I couldn’t believe that I had just broken my bestfriend’s birthday cake because of a silly decision. I learned that never bring any animal with me to a party, especially bestfriend’s birthday party. It’s an experience that I won’t forget for the rest of my life. Luckily Lisa forgave me and we are still friend up to now. She always reminded me about her 6th birthday and we laughed a lot.
Bạn xem đúng ko nhé nếu sai chỉ mình với để mình sửa

Bình luận (0)
Trà My My
12 tháng 7 2018 lúc 9:44

Of all my past experiences, the one that stands out most in my memory is a day of bitter sorrow and remorse. Although at the end of the day, a ray of happiness shone through the dark clouds, the mental anguish I underwent may never be equalled.

The day was a Saturday. Everyone was busy. My mother had asked me to stay at home knowing how clumsy I was. Being a grown up girl, I naturally felt resentful and I had the urge to go out. Eventually, I came out of my house without her knowledge and ran joyfully to join my brother and other friends.

We played a game of poker and then sat down under the shade of a large tree. While we were chatting, one of the boys said, “I bet none of you girls can ride a bicycle to town.” The other girls looked at each other then the bicycle fearfully, but I was full of courage. Being provoked by the challenge and we agreed that if I rode first, he would give each and everyone there 1 dollar and write an essay about how girls are as brave as guys.

My eldest brother was worried for if anything untoward happened to me, he would get the worst of it. But the boy dispelled all his fears. I had a feeling that something would go wrong when I began to ride a bicycle. My pride, nevertheless, got the better of me and I rode faster. On taking a bend, I had a sickening feeling. At that time I heard a loud noise “BANG!” and my friends shouting, “LINDA… LINDA!!”. Then I fell and my mind became blank.

On beginning to regain consciousness, I could hear voices around me. Again I began to sink deeply into a dreamless sleep. When I open my eyes, I found myself in a white room on a bed and my mother sitting beside me weeping. “What has happened?” I asked feebly. She wiped her tears and force a smile across her face and told me not to worry. I knew something was wrong.

A doctor then came in, examined me, he shook his head and went out to speak to my parents. Judging by the expression of the doctor and the way my mom cried, I knew it was no good news. Imagine the shock I underwent when I overheard the doctor saying that I would never walk again. Mixed feelings of remorse, regret and indescribable terror came over me. Why? Why? Oh why was I such a stubborn child. I shivered and suddenly felt very sick. I wanted to cry, I felt it in my throat, but the pain was too great and the tears refused to fall.

How I lived through that day of misery, it remains a question mark. It seemed to me to be the end of the world. My parents tried to pretend that my wounds were not serious. Little did they know, I knew the truth. In my thoughts, the doctor’s prediction remained. I felt completely miserable and when my mother smiled at me, telling me that I would recover soon, the irony of words cut through my heart like a sword.

Although the doctor’s prediction did not come true – thankfully, I will never forget the horror and misery it brought about it. As for the challenge, it was called off. No one lost nor did anyone won

Bình luận (0)
oo oo
Xem chi tiết
Thời Sênh
3 tháng 7 2018 lúc 18:09

Ở đây, trong đoạn văn trên, Nam Cao đã sáng tạo được một hình thức ngôn ngữ kể chuyện thật phong phú sinh động và biến hóa. Ở đây, ngôn ngữ người kê’ chuyện chủ yếu được kê’ ở ngôi thứ ba. Nhân vật kể chuyện có thể là chính tác giả, là Nam Cao. Có thể ngôi chứ tuyệt đối không nên đồng nhất nhân vật người kể chuyện vói tác giả. Nhà văn như một chứng nhân kể lại cho người đọc nghe một cách khách quan về “hắn”, về sự xuất hiện, trạng thái và hành động của “hắn”. “Hắn” đây chính là Chí Phèo. Chí Phèo say rượu, đi và chửi.

Bình luận (0)
Huong San
29 tháng 7 2018 lúc 13:07

Viết về xã hội cũ, Nam Cao đã không ít lần mượn hoàn cảnh của nhân vật để phản ánh hoàn cảnh thật của nhân dân, của những tàn dư trong chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Càng xót thương số phận của những người cùng khổ bao nhiêu, ông lại càng căm phẫn, oán giận những kẻ cầm quyền tàn ác bất nhân bấy nhiêu. Đỉnh điểm, ông đã đẩy Chí Phèo lên trang đầu của truyện ngắn cùng tên với những tiếng chửi rủa xót xa, chua chát. Dù cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm để ý đến tiếng chửi của Chí, nhưng ẩn chứa bên trong những tiếng chửi não nề tưởng chừng như vô nghĩa ấy chính là những thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc mà Nam Cao đã gửi gắm vào.

Chí vốn hiền lành, chất phác, nhưng sau khi trải qua kiếp sống tù đày, Chí trở về với nỗi uất hận trong lòng. Hận vì bị nhà Bá Kiến đẩy vào tù mà không làm sao chống cự lại được. Một người nông dân hèn mọn, một kiếp người cỏ rác như Chí trong xã hội ấy làm gì có tiếng nói và bản lĩnh để chống lại được cả một thế lực cường hào ác độc. “Hắn vừa đi vừa chửi, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả lãng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa ***** nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”. Tiếng chửi của Chí có lẽ đã trở nên quen thuộc với dân làng Vũ Đại, nên chẳng ai thèm để ý tới hắn.

Tiếng chửi thật chua chát và xót xa làm sao. Nhưng ngay cả khi chửi, Chí cũng không được một người nào đáp lại. Bởi chẳng còn ai coi Chí là người nữa. Thế nên, người ta làm ngơ, người ta bâng quơ và bỏ ngoài tai những lời Chí chửi. Trong lời chửi ấy, Chí hận tất cả, hận vu vơ, hận vô cớ, hận bất cứ cái gì mà Chí còn nhận thức được. Ngay cả trời cả đất Chí cũng chửi. Rồi Chí chửi cả làng Vũ Đại, chửi để mong có ai đó đáp lại tiếng chửi của mình, để Chí biết rằng, Chí vẫn còn được nhìn nhận là một con người. Nhưng thật đáng thương, chỉ có lũ chó chạy theo Chí sủa ầm ĩ. Tiếng chửi nhưng cũng là tiếng kêu gào thảm thiết thê lương của một con người đã bị cự tuyệt quyền làm người. Vậy tại sao Chí không làm hòa với mọi người? Tại sao thay vì chửi, Chí không ăn nói tử tế đàng hoàng để xem có ai đáp lại lời Chí không? Nhưng Chí đã không làm vậy. Thời gian gần chục năm sống trong kiếp tù đày, con người Chí đã bị tha hóa, bị mất nhân tính. Đồng thời, trong Chí lúc này cũng chỉ toàn là sự uất hận với niềm đau khổ. Với tâm trạng rối bời như vậy, làm sao Chí có thể ăn nói nhẹ nhàng, hòa thuận với ai được?

Bởi thế, trong tiếng chửi của Chí dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc. Xót thương có, tủi hờn có, hận thù cũng có. Nhưng xót xa hơn cả là khi Chí chửi không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này. Tiếng cười “A ha” như một sự bữ bàng đến tột độ. Được sinh ra làm người, nhưng lại không được ai công nhận là người. Cuộc đời này còn có ý nghĩa gì với Chí nữa? Chí không khóc, nhưng tiếng chửi còn mặn chát hơn cả nước mắt. Chí thật bất hạnh. Đã mồ côi cha mẹ, không được một lần bú mớm, cũng không một lần biết mùi hơi mẹ là gì. Chí lớn lên nhờ dân làng truyền tay nhau nuôi nấng. Cuộc sống lẽ ra rất yên ổn với Chí. Nhưng Chí đã không thoát khỏi nanh vuốt của bọn cường hào thống trị gian ác. Chí cũng không thể đủ sức lực để chống lại bọn chúng. Giờ đây, Chí đã bị đẩy vào bước đường cùng, đến ngay cả bản thân Chí cũng muốn chối bỏ cuộc sống này. Bởi sống mà không được sống, là người mà không được làm người thì còn nỗi đau nào hơn? Ai có thể trả lời cho Chí biết Chí phải sống như thế nào trong những chuỗi ngày dài cay đắng trước mắt không? Chí không biết, và cũng không một ai biết. Chí chỉ biết chìm vào trong cơn say, say rồi lại chửi. Chửi triền miền, chửi hết tất cả những gì Chí nghĩ đến.

Người ra thường nói, lúc say là lúc sống thật lòng nhất. Trường hợp của Chí cũng không ngoại lệ. Dân làng Vũ Đại không ai thèm chấp hắn nữa. Nhưng lòng người đọc không khỏi xót thương khi hình dung ra cảnh một con người lếch thếch lang thang trong cơn say dài với những tiếng chửi não nề, thê lương. Không biết, bên ngoài làng Vũ Đại, trong cái xã hội ấy còn biết bao nhiêu anh Chí nữa?

Trong những tiếng chửi chua chát nồng nặc mùi rượu ấy còn có cả tiếng lòng của Nam Cao. Ông xót thương cho Chí, nhưng chính bản thân ông cũng không thể làm gì giúp Chí được. Ông chỉ là một thầy giáo nghèo trong cái xã hội tồi tàn, thối nát. Bản thân ông cũng chưa thể lo nổi, làm sao có thể gánh vác được thêm ai? Bởi thế, tiếng chửi của Chí cũng chính là tiếng chửi của ông. Ông chửi bọn làm quan bất nhân bất nghĩa, bọn địa chủ giàu có tham lam bạc tình. Điều độc đáo ở đây là ông lồng tiếng chửi vào một nhân vật đã bị tha hóa cả đạo đức và nhân cách, hắn chính là sản phẩm của sự tàn bạo. Thế nên, tiếng chửi ấy rất xứng đáng, rất hợp lý.

Giá như, ai đó có một chút đồng cảm, một chút đồng tình, một chút cảm xúc với tiếng chửi của Chí, có lẽ sự xót xa và tủi hổ sẽ được giảm bớt phần nào. Chí say nhưng tiếng chửi ấy hoàn toàn nằm trong tiềm thức tỉnh táo của một kẻ bị đàn áp quá nhiều. Chí ý thức rất rõ về thân phận của mình khi chửi mẹ cha đứa nào đẻ ra mình. Cuộc sống này không phải là phép màu, cũng phải là món quà vô giá mà “đứa chết mẹ” kia đã ban cho hắn. Mà ngược lại, sự có mặt của hắn trên cuộc đời này là một nỗi tủi hờn cùng cực, một sự sỉ nhục và đớn đau vô cùng.

Tiếng chửi thảm thiết của Chí được Nam Cao đặt ngay trong phần đầu câu truyện, để mở ra đằng sau đó là cả một chuỗi những sự kiện đầy bê bối của Chí, của những người đã làm Chí trở thành con ác quỷ như bây giờ. Ngập chìm trong tiếng chửi ấy, còn có bao nhiêu cuộc đời khác bên ngoài làng Vũ Đại cũng đang cùng chung số phận giống Chí. Không biết, có ai chửi đời, chửi trời như Chí không nhưng dẫu sao đó cũng là tiếng gào thét khẩn cầu cho niềm khát khao được quay trở lại làm người, làm một con người đích thực, một con người lương thiện và bình thường.

Bình luận (0)
Hồng Thái
Xem chi tiết
Thắm Dương
Xem chi tiết
Dung Tran
Xem chi tiết
Huong San
6 tháng 5 2018 lúc 21:06

Câu 1:

Con người từ khi sinh ra đã luôn theo đuổi hạnh phúc, nhưng càng truy cầu lại càng không thấy thỏa mãn. Hạnh phúc, đôi khi không nằm ở đích đến, mà nó nằm ngay tại quá trình chúng ta nỗ lực, vươn lên trước nghịch cảnh…

Khi còn nhỏ chỉ cần có được một môi trường sống thích hợp, có thể ăn ngon chính là đã thấy hạnh phúc rồi; sau khi lớn lên, định nghĩa đối với hạnh phúc dần dần càng trở nên rộng hơn, nào là công thành danh toại, làm rạng rỡ tổ tông chính là hạnh phúc lớn nhất, rồi nào là có được một công việc tốt, một mòn đồ hay, một căn biệt thự, .v.v…, những thứ này đều đã trở thành tượng trưng của hạnh phúc và là mục tiêu mà ta theo đuổi suốt quãng đời còn lại.

Dù là như vậy, mọi người lâu dần lại bắt đầu cảm thấy không hạnh phúc hơn lên. Nguyên nhân không hạnh phúc là luôn cảm thấy có chỗ không được thỏa mãn. Đã có tiền rồi, thì danh tiếng ở đâu? Khi đã có danh tiếng rồi, đứa con giỏi giang nghe lời ở đâu? Đã có đứa con ngoan ngoãn rồi, công việc lại không vừa ý; khi có được công việc vừa ý rồi, nhà cửa lại thấy không được rộng rãi; đến khi có nhà cửa rộng rãi rồi, nhưng lại cách đơn vị công tác khá xa; nhà cửa gần công ty rồi, dường như môi trường xung quanh lại không được yên tĩnh thoải mãi nữa. Cứ mãi như vậy… thử hỏi sẽ có được thời khắc hạnh phúc không? Chắc chắn không thể.

Lão Tử đã từng giảng: “Họa là nơi phúc tựa, phúc là nơi họa nấp“, câu này đã nói rõ điều gì? Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. Bất kỳ chuyện gì đều có tồn tại một mặt tốt và một mặt xấu.

Ví như nếu muốn kiếm được nhiều tiền thì phải cố gắng nhiều hơn; nếu không muốn làm công việc tay chân, thì phải suy nghĩ động não nhiều hơn, .v.v… rất khó liệt kê hết từng cái một.

Có người nhà cửa không rộng rãi, nhưng công việc lại thuận lợi, có người mức lương không cao nhưng vợ chồng hòa thuận. Không kể thế nào, hãy an ủi bản thân với những gì mình có được, chứ không phải là lấy những thứ không có được khiến bản thân mình phiền não, nếu làm được vậy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc.

Chúng ta có thể có truy cầu, nhưng lại chớ đi theo đuổi những điều căn bản không thể trở thành hiện thực, hạnh phúc sẽ theo đó mà đến. Nếu chúng ta có được hạnh phúc, thế thì quá trình theo đuổi cũng là hạnh phúc.

Người xưa nói: “Mưu sự do người, thành sự do trời”, chỉ cần chúng ta cố gắng, thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ trong đó, kết quả vốn không quan trọng, quá trình mới là điều quan trọng nhất. Người tu đạo có câu “tùy kỳ tự nhiên“, chỉ cần làm tốt, mọi thứ đều sẽ đạt được một cách tự nhiên. Đối với người tu đạo mà nói thì quá trình phó xuất, buông bỏ tư tâm, chính là một quá trình hạnh phúc.

Hạnh phúc trước nay không hề rời xa chúng ta, chỉ cần chúng ta biết đủ, biết cho đi, hạnh phúc sẽ ngay lập tức xuất hiện trước mắt, thời thời khắc khắc đều luôn đi cùng chúng ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Money
Xem chi tiết
nam nam
Xem chi tiết
Đạt Trần
24 tháng 4 2018 lúc 22:46
Giới thiệu

Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ của hai tác giả đã nêu lên quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một nhà thơ Mới và một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu)

– Về nội dung: Quan niệm sống của Xuân Diệu xuất phát từ tình yêu cuộc sống, con người tha thiết và một cảm quan đặc biệt về thời gian. Vẻ đẹp cuộc sống trong cái nhìn của nhà thơ hiện ra với những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ : mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cỏ rạng ngời trong nắng. Nhà thơ đã nhân hoá những vẻ đẹp thiên nhiên đó để nó mang hương sắc của tuổi xuân, tuổi trẻ. Tuy nhiên, những vẻ đẹp ấy sẽ phai tàn cùng với sự trôi chảy của thời gian. Vì vậy, sống là phải chủ động, hết mình, đắm say, mãnh liệt, thức nhọn mọi giác quan để tận hưởng tất cả những vẻ đẹp của cuộc sống, của niềm vui, tình yêu và hạnh phúc. Chú ý phân tích các từ : ôm-riết-say- thâu-hôn-cắn và điệp từ ta muốn để thấy rõ cảm xúc ham hố, vồ vập cả nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống trần gian.

– Về nghệ thuật: Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công những câu thơ tự do mang điệu nói, nhịp thơ dồn dập, lôi cuốn; cách sử dụng những động từ táo bạo, mới mẻ; phép lặp từ… để khắc hoạ ước muốn giao cảm tận độ vô biên của thi sĩ với cuộc sống.

Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Từ ấy” (Tố Hữu)

– Về nội dung: Quan niệm sống và cũng là quan niệm nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ là kết quả của sự giác ngộ lí tưởng cộng sản. Nó đã chỉ rõ con đường đời và con đường nghệ thuật của nhà thơ là phải đứng vào hàng ngũ những người lao động để gắn bó, cùng chiến đấu vì lí tưởng cộng sản. Tố Hữu quan niệm : sống là tự nguyện đặt cái “tôi” của mình trong mối quan hệ gắn bó với quần chúng nhân dân. Tâm hồn thi sĩ trải rộng với cuộc đời, cùng hoà nhịp, đồng cảm với những con người đau khổ như những người ruột thịt. Sống là chiến đấu, là hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì quần chúng, nhân loại cần lao. (Chú ý phân tích các từ : “tôi buộc”, “tôi đã là con”, “là anh”, “là em”, “trăm nơi”, “hồn khổ”, “vạn nhà”, “kiếp phôi pha”…)

– Về nghệ thuật: Góp phần thể hiện nội dung cảm xúc của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công phép lặp, những từ ngữ giàu tính tạo hình, biểu cảm ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, nhịp thơ dồn dập, mạnh mẽ….

Những điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ

* Tương đồng:

– Hai đoạn thơ đều thể hiện quan niệm sống tích cực, đẹp đẽ của một thế hệ tuổi trẻ được thức tỉnh ý thức cá nhân, khát khao được khẳng định mình bằng một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là lẽ sống cao đẹp của những con người gắn bó với cuộc đời, với nhân dân, đất nước.

– Hai nhà thơ đã vận dụng những thành tựu nghệ thuật của công cuộc hiện đại hóa thơ ca đương thời.

* Khác biệt:

– Đoạn thơ của Xuân Diệu thể hiện quan niệm sống của một nhà thơ Mới. Nó thể hiện sự trân trọng của nhà thơ với vẻ đẹp cuộc sống, tuổi trẻ, niềm vui, hạnh phúc ở cuộc đời. Đó là một quan niệm giàu giá trị nhân văn.

– Đoạn thơ của Tố Hữu nêu lên lẽ sống của một nhà thơ cách mạng đã nhận thức sâu sắc mối liên hệ giữa cá nhân mình với quần chúng lao khổ để chiến đấu vì một lí tưởng chung. Đó là lẽ sống cao đẹp của con người ưu tú khi được giác ngộ cách mạng.

Bình luận (0)
Trần Hiền
Xem chi tiết
anh nguyet
28 tháng 4 2019 lúc 15:06

cái này là môn sinh mà.

Bình luận (0)
anh nguyet
28 tháng 4 2019 lúc 15:08

1-nhím, tê tê.

-tê giác, diều hâu.

- Linh dương đông phi.

câu 2,3 mình bí nhá!!!

Bình luận (0)
Hồng Nhung
Xem chi tiết