Trồng trọt

Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 8 2016 lúc 11:56

1. Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ:

- Sản xuất lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác tăng lên tục

-Được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới

- Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới với nhiều sản phẩm có giá trị.

Điểm hạn chế: 

- Năng xuất lao động thấp

_ Chất lượng của một số sản phẩm chưa cao

_ Chưa đảm bảo được an toàn vệ sinh

+ Môi trường nước và đất đang bị ô nhiễm nhiêm trọng

Chế biến sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến các mặt hàng.

KẺ GIẤU TÊN
25 tháng 8 2016 lúc 22:10

-  Trong công cuộc đổi mới sau chiến tranh nhằm khôi phục đất nước, ngành Nông nghiệp, nông thôn đã vượt qua mọi khó khăn để đạt những thành tựu to lớn và toàn diện.

Điểm sáng ấn tượng nhất của bức tranh nông nghiệp cho đến nay, không thể không nhắc đến thành quả của năm 2014, với tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 30,86 tỷ USD. Con số này đã đưa nước ta thành một trong những quốc gia XK nông, lâm, thuỷ sản lớn trên thế giới với nhiều sản phẩm chủ lực.

Điển hình có 10 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị XK cao nhất thế giới và được đánh giá cao về chất lượng; gạo, cà phê đứng thứ hai; cao su đứng thứ 4; thủy sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 7… Đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách hợp lý, phù hợp nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp nông dân và người buôn bán nỗ lực sản xuất kinh doanh, phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Hơn nữa, Việt Nam đã biết nắm bắt cơ hội và tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, tạo ra một cú hích lớn đối với sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. 

Nền kinh tế của Việt Nam nói chung, các sản phẩm của ngành Nông nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội tham gia vào 7 thị trường mậu dịch tự do gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN; khu vực tự do ASEAN – Trung Quốc; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ; ASEAN - Australia; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có thể nói, những thành tựu sau 40 năm đổi mới, phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người dân và ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả trên, hiện nay, ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát cho biết, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) sẽ theo hướng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững. Cụ thể, ngành sẽ tập trung khai thác và tận dụng tốt nhất lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; phát triển các mặt hàng nông sản có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới như cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt điều, hải sản, rau quả, đồ gỗ....

Song song đó, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn; mở rộng hình thức trang trại, kinh tế hợp tác, áp dụng khoa học công nghệ cao, tăng cường kết nối giữa sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh, hội nhập quốc tế là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, là công cụ quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia cũng như ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững quy luật hội nhập; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia XK hàng nông sản…

Với sự chỉ đạo quyết liệt của “vị tổng tư lệnh” ngành Nông nghiệp, hi vọng rằng, nếu chương trình TCCNN cũng triển khai tốt như quá trình “phá rào” đổi mới chính sách 30 năm trước đây, thì chắc chắn trong thời gian tới, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ xuất hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về sản lượng, giá trị và thương hiệu các sản phẩm nông sản.

 

 Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP. Cần Thơ) cho rằng, mặc dù nông nghiệp nói chung chỉ đóng góp khoảng 17%-19% tổng GDP của nền kinh tế, nhưng gắn liền với 70% dân số sống ở nông thôn, có đời sống gắn với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Trong các năm qua, Chính phủ và bộ, ngành đã có rất nhiều quan tâm đối với lĩnh vực này bằng nhiều chính sách có tính lâu dài và tình thế, nhất là tái cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp, nhưng sự chuyển biến chưa thật sự nhiều.

Trong Báo cáo Chính phủ cũng đã ghi nhận hạn chế, yếu kém của nông nghiệp nước ta là cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn còn thấp, hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nhiều loại hàng nông sản còn manh mún, hiệu quả chưa cao, năng suất và thu nhập của người lao động sản xuất nông nghiệp còn thấp.

“Qua đó, cho thấy nền nông nghiệp của chúng ta hiện rất mong manh trước tình hình và sự tham gia vào nền kinh tế thế giới dễ bị tổn thương”, đại biểu Phương nhận định.

Thêm vào đó, đầu năm 2016 thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu đã xảy ra ở một số vùng, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam càng mong manh hơn, hay nói khác đi là nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước khó khăn kép gồm thị trường và điều kiện tự nhiên.

Nhận định của đại biểu Phương khá tương đồng với quan điểm của đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An).

“Thật đáng lo vì sản xuất nông nghiệp nước ta đang rất mong manh, đời sống người dân bấp bênh, dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập”, vị đại biểu đến từ Long An chia sẻ.

Cụ thể, sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, nhất là tác động hạn, xâm nhập mặn đang có nguy cơ làm nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng âm và có ảnh hưởng đến nông nghiệp tại các vùng khác như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tình trạng này, theo đại biểu Đỉnh, cho thấy, dự báo hệ thống ngắn hạn về khí hậu, thời tiết của ta chưa đáp ứng kịp thời và các phối hợp liên ngành trong lĩnh vực thông tin, ứng phó còn kém.

Vấn đề thứ hai, theo đại biểu Lê Công Đỉnh là việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Sản xuất nông nghiệp nước ta luôn dao động theo thị trường, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp sẽ còn chịu các tác động lớn khi Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP.

“Chúng ta đã làm gì để giúp người nông dân hiểu biết và chủ động ứng phó để không bị tổn thương trong quá trình hội nhập này hay cứ để người nông dân tự bơi trong khi chưa biết bơi”, đại biểu Đỉnh đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) cung cấp thêm thông tin, từ hơn 4 năm nay giá cà phê trên thị trường nội địa ngày một xuống dần.

 Sau khi giá cà phê chạm đỉnh trên 50.000 đồng/1kg, nay đã có lúc dưới 30.000 đồng/1kg. Mới đây có dịp tăng nhẹ lại nhưng chưa ai dám đảm bảo rằng giá sẽ ổn định và tốt hơn. Giá hồ tiêu cũng đang giảm không phanh, từ trên 200.000 đồng/1kg thì đến nay chỉ còn 130.000 đồng đến 140.000 đồng/1kg.

Thị trường nông sản hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng được giao dịch trên các sàn tài chính tái sinh nay phải phụ thuộc và chịu rủi ro rất nhiều về giá cả.

Bên cạnh đó, nạn hạn hán đang hoành hành, nhiều vùng sản xuất cà phê và hồ tiêu đang bị thiếu nước tưới trầm trọng, năng suất và diện tích đang giảm dần. Đặc biệt, một số vùng người nông dân phải đau lòng nhìn cây cà phê bị chết cháy vì khô hạn.

 +, Để khắc phục những hạn chế trong phát triển nông nghiệp hiện nay, theo đại biểu Lê Công Đỉnh đề xuất 5 chiến lược cơ bản là:

(i) Gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm có tính cạnh tranh về chủng loại, quy mô, giá thành, nhất là với lúa gạo, cà phê, tiêu, cao su, thủy sản nước ngọt và một số chủng loại rau màu;

 (ii) Từng bước khắc phục nhược điểm cổ hủ của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đó là sản xuất phân tán, sản phẩm không có xác nhận, quy mô, chất lượng không đồng nhất sẽ khó vượt các rào càn về kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu cũng như phải chịu tác động cạnh tranh của hàng nông sản nhập khẩu. Một trong những biện pháp quan trọng và nhanh chóng triển khai đó là liên kết doanh nghiệp với nông dân trong việc phát triển các vùng chuyên canh có kết hợp với tiêu chuẩn hóa, nhất là theo hướng sản xuất an toàn hoặc theo tiêu chuẩn của các nhà tổng phát hàng.

(iii) Xem xét lại các phương thức và quy mô các ngành không có tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập để có những định hướng và chính sách phù hợp hơn.

(iv) Cần nghiên cứu và đề xuất có chiến lược rõ ràng đối với phân khúc các sản phẩm nông nghiệp.

(v) Có giải pháp bền bỉ, nâng cao khả năng của nông dân trong quản lý nông nghiệp quy mô tập trung, kết hợp với hệ thống hỗ trợ nông nghiệp về cơ giới, tư vấn xử lý sau thu hoạch và các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả chuyển dịch lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Với các vấn đề về hội nhập, theo vị đại biểu này, Quốc hội, Chính phủ cần phải có các giải pháp giúp cho nông dân hiểu được phải làm gì để chủ động trong quá trình hội nhập. Phân tích những tác động từ bên ngoài, các vấn đề về nội tại cũng như những thuận lợi, khó khăn của nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập TPP.

Còn đại biểu Nguyễn Thanh Phương kiến nghị, Chính phủ trong năm 2016 và kế hoạch 2016-2020 cần có những chính sách điều hành đột phá hơn, đầu tư nhiều hơn, chú ý nhiều đến sản xuất và tiêu thụ, tiếp tục xem trọng nền nông nghiệp hơn nữa để có thể vượt qua khó khăn, làm chuyển biến căn bản nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò của nông nghiệp.

Ở góc độ vi mô hơn, đại biểu Nguyễn Thị Huệ mong muốn, Nhà nước cần đưa ra phương sách kịp thời để cứu cây cà phê vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với thị trường trực tiếp giúp nông dân hiểu biết căn bản về giao thương, giao dịch hàng hóa, giảm các tầng trung gian không cần thiết trong chuỗi cung ứng

nguyen khanh duy
23 tháng 8 2017 lúc 20:12

bạn Nguyễn Phương Linh trả lời dài mà rất đúng

Tên Ko
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
25 tháng 8 2016 lúc 20:54

Đất sét: dẻo, mịn, làm được đồ dùng như : nồi đất.... 
Đất cát: đất có pha cát, tơi 
Đất thịt: đất trồng cây trái rất tốt, chắc nhưng xốp chứ không dẻo như đất sét

Không Tồn Tại
28 tháng 8 2016 lúc 15:23

Đất sét: dẻo mịn làm được một số vật dụng như: nồi đất, âu, chum, vại

Đất cát : đất có pha cát, tơi

Đất thịt:đất trồng cây trái tốt, chắc nhưng không dẻo như đất sét mà xốp

Trần Phương An
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
26 tháng 8 2016 lúc 8:22

Vai trò của trồng trọt ?
Cung cấp lúa gạo, rau xanh cho con người, khoai sắn cho chăn nuôi; mía, hao quả cho công nghiệp ; hồ tiêu, cà phê cho xuất khẩu.
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người ; thức ăn cho chăn nuôi ; cây ăn quả cho công nghiệp ; nông sản để xuất khẩu.
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người ; các loại rau cho chăn nuôi ; mía, dứa cho công nghiệp ; nông sản để xuất khẩu.
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người ; thức ăn cho chăn nuôi ; nguyên liệu cho công nghiệp ; nông sản để xuất khẩu.

Nhiệm vụ của trồng trọt là ?

Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn ... đảm bảo đủ ăn và có dự trữ.
Trông cây rau, đậu, vừng, lạc làm thức ăn cho con người.
Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt cung cấp thịt sữa trứng cho con người.
Trồng cây mía, cây ăn quả cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Trồng cây lấy gỗ cho công nghiệp xây dựng.
Trồng cây đặc sản xuất khẩu.

Khanh Lang Tu
12 tháng 12 2016 lúc 15:27

-vai trò

cung cấp lương thực, thực phẩm

cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

cung cấp nông sản xuất khẩu

- nhiệm vụ

snr xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn để đảm bảo đủ ăn có dữ trữ và xuất khẩu

Nguyễn Hảo
5 tháng 12 2018 lúc 21:10

Vai trò:

Trồng trọt là lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp cung cấp lương thực,thực phẩm cho con người,thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu.

Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực,thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bà Soái Gìa
Xem chi tiết
Trịnh Thị Như Quỳnh
26 tháng 8 2016 lúc 9:38

Đất sét giữ được nước tốt nhất vì:

Đất cát:

- Tính chất: thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt.

Đất sét: 

 Tính chất: khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.

Đất thịt:

Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất.

hihi ^...^ vui^_^

 

 

Võ Đông Anh Tuấn
26 tháng 8 2016 lúc 9:22

đất sét giữ nước , nguyên nhân các bạn khác trả lời vì ái lực keo đất giữ nước rất mạnh , do vậy mà nước nội bất xuất , ngoại bất nhập , vì cái tính chung thủy của sét , nên nước không ngấm , mà nước cũng chẳng chịu tiết ra , thế nên trồng cây trên đất sét cũng giống như trồng trên đất cát thiếu nước bó rễ , được cái không mất tuyệt đối như đất cát, thiếu quá ,sét còn có vốn mà nhượng lại cho tí nước , còn nếu đào giếng khoan giếng mà trúng tầng sét thì chẳng hứng được giọt nước còn nếu đào và khoan giếng vào tầng cát . thì cát nhả nước vô tư! 
vì thế muốn cải tạo đất trồng trọt được , dung hòa cát sét và mùn hữu cơ sẽ thành đất thịt trồng trọt là thích hợp nhất

Phạm Tú Uyên
26 tháng 8 2016 lúc 9:23
 Đất sét giữ nước tốt nhất, vì khi nước ngấm vào sét, bị lực hút của nhân hạt đất rất chặt. Ngoài ra trong thành phần đất sét, rất ít các mao mạch để có thể dẫn nước thoát hơi lên, hoặc ngấm xuống. 
Vì vậy một số lòng hồ chứa, để giữ nước người ta phải tráng 1 lớp đất sét. Hay các dụng cụ đồ gốm, sứ có thành phần sét nhiều.
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Rin Love You
26 tháng 8 2016 lúc 16:25

Địa phương em là một  vùng núi,kinh tế khó khăn vì thế công việc hàng ngày của ba mẹ em là làm nông, ba mẹ em làm việc rất chăm chỉ và cần cù , sáng thì dậy sớm đến chiều tối mập mờ mới về nhà. Nhà em có nhiều đất , phần lớn diện tích để trồng trọt , số còn lại chỉ để chăn nuôi vài con gà, con vịt. Công việc cũng ổn định, chi tiêu đủ dùng. Thế mà... trong vài năm trở lại đây các loại bệnh dịch do động vật tác hại đến cây trồng đã làm cho nhiều hộ dân trong làng lo lắng, năng suất sụt giảm , chất lượng kém. Nhìn thấy cảnh đó của người dân , em mong chính quyền địa phương có thể khắc phục, đi tới đâu cũng thấy nhưng giọt nước mắt lăn tròn trên má của từng người, Mong '' các bác sĩ ( thực vật) '' có thể tìm ra được loại thuốc trừ sâu bệnh để tình trạng này sớm được khắc phục và người dân yên tâm hơn !!

Nguyễn Thị Minh Thư ♥♥♥
26 tháng 8 2016 lúc 16:32

oh

 

Crazy Girl
27 tháng 8 2016 lúc 21:10

Ohbatngo

Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
26 tháng 8 2016 lúc 15:41

STTBiện phápĐúngSai
1

Tạo nhiều giống vật nuôi, cây trồng đạt năng xuất cao.

   X 
2

Tận dụng diện tích đất đai để trồng trọt, chăn nuôi

   X 
3Chỉ cần nuôi, trồng thật nhiều loại vật nuôi, cây trồng  X
4

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất.

   X 
5

Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật sản xuất cho người lao động nông nghiệp

 X 
6

Kết hợp chăn nuôi, trồng trọt với bảo quản, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp

 X 
7

Thức hiện đúng các quy trình kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

 X 
8

Coi trọng việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn

 X 
9

Sử dụng các dụng cụ lao động thủ công để tạo việc làm cho nhiều người. Không cần sử dụng các máy móc nông nghiệp

 

 Câu 9 sai

Phạm Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư ♥♥♥
28 tháng 8 2016 lúc 16:08

*Vai trò của ngành trồng trọt:
- Nền tảng của sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cơ sở phát triển chăn nuôi, nguồn xuất khẩu có giá trị.

* Vì đất là thành phần chính trong trồng trọt và nếu đất không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các cây trồng trọt.

* Vì điều này đã được cổ nhân đúc kết từ lâu qua các câu tục ngữ như “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Ruộng không phân làm bần nhà nông”… Thực tế đã chứng minh điều đó, vì nói chung trong đất thường thiếu những chất dinh dưỡng cho cây. Qua mỗi vụ trồng, chất dinh dưỡng càng cạn kiệt, cần bổ sung. Bón phân chính là để năng suất cao và ổn định.

Mình chỉ biết z thui nha nếu thấy hợp lí nhớ tick cho mình nhé vui

 

 

Phạm Mỹ Linh
26 tháng 8 2016 lúc 17:47

Trồng trọtHelp me

Phạm Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Hương
26 tháng 8 2016 lúc 20:04

Trong công nghiệp có :Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm 

tên: cà phê, cao su, hồ tiêu, ........ 

Nguyễn Thị Minh Thư ♥♥♥
28 tháng 8 2016 lúc 15:58

Trong nông nghiệp có những loại cây là cây nông ngiệp ngắn ngày và lâu năm. Những cây trồng chủ yếu là cà phê, chè,...

Phạm Mỹ Linh
26 tháng 8 2016 lúc 17:45

khocroi help me

Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Trịnh Thị Như Quỳnh
26 tháng 8 2016 lúc 20:07

-Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần thực hiện những biện pháp:

+ Khai hoang, lấn biển.

+ Tăng vụ trên diện tích đất trồng.

+Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.

hihi ^...^ vui^_^

Rin Love You
28 tháng 8 2016 lúc 9:06

Những nhiệm vụ của trồng trọt cần thực hiện những biện pháp đó là:

+ Khai hoang lấn biển mục đích : Tăng diện tích đất trồng trọt.

+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng : Cho năng suất cây trồng cao.

+ Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt : Giúp sản phẩm làm ra có chất lượng đạt chuẩn mục tiêu đề ra

cherryka
29 tháng 8 2016 lúc 14:01

những ý giúp bạn !!!!!!!!!!!!

- cần phải xới đất

- nhặt hết cỏ

- bỏ phân tổng hợp sau khi gieo hạt

- nhớ phải cho ít dạ khô để sau khi lớn được 5 cm thì chúng sẽ không bị đổ

- lợn được 10 cm chúng ta phải tưới phân xanh để chúng mau lớn

đây là những bước cơ bản để thực hiện trồng trọt

hãy chọn mik nhé bạnbanhquabanhqua

nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
27 tháng 8 2016 lúc 17:37

Phần khí: chính là không khí có trong khe của đất nhằm cung cấp oxi cho cây.

phần rắn: Gồm thành phần vô cơ và hữu cơ.

Phần lỏng: chính là nước trong đất

Trịnh Thị Như Quỳnh
27 tháng 8 2016 lúc 19:06

Đất trồng gồm 3 thành phần:

- Phần khí: chính là không khí có ở trong các khe hở của đất ,cung cấp oxi cho cây.

- Phần rắn: gồm thành phần vô cơ và hữu cơ

- Phần lỏng: chính là nước trong đất.

hihi ^...^ vui ^_^

Hà Thị Phương Nga
28 tháng 8 2016 lúc 8:41

Phần khí: 

+ Thành phần: khí ooxxi, nito, cacbonic

+ Vai trò: Cung cấp ooxxi cho cây trồng

Phần rắn: 

+ Thành phần: vô cơ và hữu cơ

+ Vai trò: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng 

 Phần lỏng

+ Thành phần: Chính là nước trong đất

+ Vai trò: Cung cấp nước cho cây

Chúc bn hok tốt ~ Tick mk nhé!hihi