Tôi và chúng ta- Lưu Quang Vũ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị quyên
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Anh
Xem chi tiết
Vũ Thị Yến Chi
14 tháng 4 2018 lúc 21:52

đề bài?

Anh Chi
Xem chi tiết
Coodinator  Huy Toàn
Xem chi tiết
nguyen truong
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
29 tháng 9 2018 lúc 19:20

* X + tặc :

- Hải tặc

- Dâm tặc

- Lâm tặc

- Cẩu tặc

* X + hóa

- Đô thị hóa

- Văn hóa

- Công nghiệp hóa

* X + điện tử :

- Thư điện tử

- Sổ liên lạc điện tử

- Báo diện tử

Joy Savle
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
5 tháng 10 2018 lúc 19:28

đăng nhầm nơi rồi Nhung ơi ! đây là Ngữ văn 9 ko phải 8 :)

nguyen truong
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 10 2018 lúc 21:26

Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du với hơn 3000 câu thơ lục bát. Nguyễn Du được xem là người có vốn ngôn ngữ phong phú và chữ “tâm” rất sáng. Ông được yêu quý không phải vì kiệt tác Truyện Kiều mà còn ở nhân phẩm, cốt cách con người của ông. Nguyễn Du để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.

Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Truyện Kiều là minh chứng cho điều này. Để sáng tác được một tác phẩm thơ đồ sộ như thế cần phải có một tài năng thiên bẩm, được trau dồi và rèn giũa qua một quá trình dài. Đó là sự nỗ lực cống hiến cho văn học, cho niềm đam mê. Nguồn ngôn ngữ mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều giống như “thiên từ điển” giúp cho người đọc có thêm nhiều phát hiện thú vị nhất.

Truyện Kiều kể về cuộc đời của tuyệt sắc giai nhân Thúy Kiều với nhiều nước mắt và bất hạnh. Nguyễn Du đã rất kỳ công để xây dựng nên hình tượng điển hình cho vẻ đẹp thời bấy giờ, một Thúy Kiều vừa đẹp người vừa đẹp nết. Nỗi gian nan mà nàng phải trải qua đằng đằng suốt bao nhiêu năm trời. Người đọc sẽ nhận ra 15 năm Kiều lưu lạc nhân gian với bi thương rất nhiều cũng chính là 15 năm lưu lạc nơi quê vợ của Nguyễn Du. Ông cũng đã phải trải qua những năm tháng cơ cực, bần hàn nhất. Có lẽ vì lý do này mà ông đã thổi hồn vào từng câu chữ một cách tinh tế và nhuần nhuyễn như vậy.

Truyện Kiều không những là kiệt tác đồ sộ của văn học Việt Nam mà nó còn được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Sức ảnh hưởng của Truyện Kiều đã khiến cho Nguyễn Du trở thành “đại thi hào”. Điều này thực sự xứng đáng với một con người cống hiến hết mình cho nghệ thuật như Nguyễn Du.

Để viết được một kiệt tác làm rung động lòng người và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống như vậy, chắc chằn rằng Nguyễn Du phải là người am hiểu được nỗi khổ cùng cực của con người trong xã hội phong kiến thời bất giờ. Đặc biệt là thân phận rẻ mạt, hẩm hiu của người phụ nữ, tài hoa nhưng bị chà đạp, vùi dập.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm trong truyện Kiều chính là tấm lòng, là sự tha thiết đòi công bằng cho một con người. Tấm lòng, chữ tâm bao la của Nguyễn Du đã khiến những câu chữ cũng trở nên bật khóc. Lời thơ cũng chính là tiếng khóc, tiếng kêu than cho Nguyễn Du đối với một kiếp người.

Ông đã gieo vào lòng người đọc niềm ai oán, thống khổ của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Tiếng kêu cứu của họ dường như mãi ở sâu dưới đáy giếng, không ai thấu, không ai hiểu. Nguyễn Du đã khóc cùng nhân vật của mình, họ đau bản thân ông cũng đau rất nhiều. Có những lúc đọc truyện Kiều có cảm giác như câu chữ như vỡ ra, lòng đau thắt.

Nguyễn Du – một con người có trái tim nhân hậu và tình yêu thương bao la. Đây chính là nhân tố làm nên sự thành công của Truyện Kiều. Dù ra đời từ lâu nhưng cho đến bây giờ Truyện Kiều vẫn chưa bao giờ thôi gợi lên niềm xót thương cho người đọc. Chữ tâm, chữ tình của tác giả như hòa quyện vào trong nỗi đau và niềm xót thương đối với một kiếp người.

Hơn hết Nguyễn Du đã làm tròn bổn phận của một người có thể truyền được tình cảm đến người đọc. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc. Ông khiến những ai tiếp xúc với Truyện kiều đều mang trong mình lòng trắc ẩn cho con người trong xã hội đầy rẫy bất công như vậy.

Nguyễn Du thực sự là tác giả để lại sự yêu mến vô bờ đối với độc giả. Đọc Truyện Kiều, người đọc hiểu một phần nào cuộc đời nổi trôi của ông và càng khâm phục hơn nữa nghị lực của ông, của chính nhân vật.

Yu Ri Na
5 tháng 10 2018 lúc 21:33

Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du với hơn 3000 câu thơ lục bát. Nguyễn Du được xem là người có vốn ngôn ngữ phong phú và chữ “tâm” rất sáng. Ông được yêu quý không phải vì kiệt tác Truyện Kiều mà còn ở nhân phẩm, cốt cách con người của ông. Nguyễn Du để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.

Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Truyện Kiều là minh chứng cho điều này. Để sáng tác được một tác phẩm thơ đồ sộ như thế cần phải có một tài năng thiên bẩm, được trau dồi và rèn giũa qua một quá trình dài. Đó là sự nỗ lực cống hiến cho văn học, cho niềm đam mê. Nguồn ngôn ngữ mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều giống như “thiên từ điển” giúp cho người đọc có thêm nhiều phát hiện thú vị nhất.

Truyện Kiều kể về cuộc đời của tuyệt sắc giai nhân Thúy Kiều với nhiều nước mắt và bất hạnh. Nguyễn Du đã rất kỳ công để xây dựng nên hình tượng điển hình cho vẻ đẹp thời bấy giờ, một Thúy Kiều vừa đẹp người vừa đẹp nết. Nỗi gian nan mà nàng phải trải qua đằng đằng suốt bao nhiêu năm trời. Người đọc sẽ nhận ra 15 năm Kiều lưu lạc nhân gian với bi thương rất nhiều cũng chính là 15 năm lưu lạc nơi quê vợ của Nguyễn Du. Ông cũng đã phải trải qua những năm tháng cơ cực, bần hàn nhất. Có lẽ vì lý do này mà ông đã thổi hồn vào từng câu chữ một cách tinh tế và nhuần nhuyễn như vậy.

Truyện Kiều không những là kiệt tác đồ sộ của văn học Việt Nam mà nó còn được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Sức ảnh hưởng của Truyện Kiều đã khiến cho Nguyễn Du trở thành “đại thi hào”. Điều này thực sự xứng đáng với một con người cống hiến hết mình cho nghệ thuật như Nguyễn Du.

Để viết được một kiệt tác làm rung động lòng người và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống như vậy, chắc chằn rằng Nguyễn Du phải là người am hiểu được nỗi khổ cùng cực của con người trong xã hội phong kiến thời bất giờ. Đặc biệt là thân phận rẻ mạt, hẩm hiu của người phụ nữ, tài hoa nhưng bị chà đạp, vùi dập.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm trong truyện Kiều chính là tấm lòng, là sự tha thiết đòi công bằng cho một con người. Tấm lòng, chữ tâm bao la của Nguyễn Du đã khiến những câu chữ cũng trở nên bật khóc. Lời thơ cũng chính là tiếng khóc, tiếng kêu than cho Nguyễn Du đối với một kiếp người.

Ông đã gieo vào lòng người đọc niềm ai oán, thống khổ của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Tiếng kêu cứu của họ dường như mãi ở sâu dưới đáy giếng, không ai thấu, không ai hiểu. Nguyễn Du đã khóc cùng nhân vật của mình, họ đau bản thân ông cũng đau rất nhiều. Có những lúc đọc truyện Kiều có cảm giác như câu chữ như vỡ ra, lòng đau thắt.

Nguyễn Du – một con người có trái tim nhân hậu và tình yêu thương bao la. Đây chính là nhân tố làm nên sự thành công của Truyện Kiều. Dù ra đời từ lâu nhưng cho đến bây giờ Truyện Kiều vẫn chưa bao giờ thôi gợi lên niềm xót thương cho người đọc. Chữ tâm, chữ tình của tác giả như hòa quyện vào trong nỗi đau và niềm xót thương đối với một kiếp người.

Hơn hết Nguyễn Du đã làm tròn bổn phận của một người có thể truyền được tình cảm đến người đọc. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc. Ông khiến những ai tiếp xúc với Truyện kiều đều mang trong mình lòng trắc ẩn cho con người trong xã hội đầy rẫy bất công như vậy.

Nguyễn Du thực sự là tác giả để lại sự yêu mến vô bờ đối với độc giả. Đọc Truyện Kiều, người đọc hiểu một phần nào cuộc đời nổi trôi của ông và càng khâm phục hơn nữa nghị lực của ông, của chính nhân vật.

trần
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Diệp
14 tháng 11 2018 lúc 20:32

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ ba đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con ngõ nhỏ dẫn vào trường năm xưa nay đã rộng hơn, hai bên đường giờ trần ngập màu sắc của các loại hoa. Xe tôi chạy chầm chậm trên đường mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Trần Huy Liệu. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi Thầy quản sinh mới cho vào. Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Ngọc toét, cái Lam cụ, thằng Toàn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà xây thành khu nhà 2 tầng khang trang, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp 6B khóa 2011-2012. Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Hạnh dạy Anh cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy. Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Hạnh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng: – Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Huyền học sinh lớp 6B, khóa học cách đây mười năm rồi phải không? – Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh. Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói: – Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. – Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em. Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui. Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lop và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

Lê Thị Ngọc Duyên
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo My My
28 tháng 11 2018 lúc 5:37

" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
so với câu thơ cổ của trung quốc để làm sáng tỏ sự tinh tế của nguyễn du:
"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa"
Hai câu thơ cổ của trung quốc thiên về tả cảnh ,cảnh tĩnh ,giống như trong một bức tranh chủ yếu bằng nét đạm bạc.Còn hai câu thơ của Nguyễn Du cũng là bức tranh cảnh ngày xuân nhưng nhiều màu sắc hơn:"xanh" của cỏ ,"trắng"của hoa lê tạo nên một sự hài hòa êm dịu.Cảnh không tĩnh mà động bởi việc tạo nên các kết hợp từ "xanh đậm","trắng điểm"làm cho những tính từ chỉ màu sắc ít nhiều mang tính chất của động từ:màu xanh trải dài tới tận chân trời(khác với màu xanh của cỏ trong cau thơ của trung quốc:đặt canh,sát ngay với màu xanh ngọc của trời"liên thiên bích),màu trắng của hoa bắt đầu xuất hiện từng bông một trên cành.Những thay đổi tưởng như không đáng kể ấy đã khiến cho mùa xuân trong thơ Nguyễn Du trở nên tràn đầy sức sống.Tươi mới ,trẻ trung "non xanh":mới bắt đầu ,còn e ấp điểm một vài nhưng đã ẩn chứa sự dâng tràn ,mãnh liệt "tận chân trời".
Câu thơ cổ Trung Quốc vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân:có hương vị(cỏ thơm),màu sắc xanh mướt(bích) của cỏ nối xanh ngọc của chân trời tạo nên khối xanh.Có đường nét của cành lê trắng điểm vài bông hoa.Cảnh đẹp mà tĩnh tại.Còn 2 câu của NDlấy 2 gam màu chủ đạo là màu xanh non của thảm coe xanh bất tận ''tận chân trời'' làm nền nổi rõ sắc trắng của hoa lê.Dùng từ ''non'' vừa bổ nghĩa cho từ ''cỏ''.vừa bổ nghĩa cho từ xanh,mùa xuân vì thế mà càng mềm mại,non tơ,đầy sức sống.''tận chân trời'' là 1 nét tạo hình,đường nét mở rộng khiến ta hình dung ra mùa xuân ở đây như được kết thành hình khối,không gian mùa xuân đẹp,tươi,rộng.Trên nền ấy,điểm xuyết vài bông hoa trắng làm cho màu sắc hài hòa.Mùa xuân của cỏ,của trời làm màu trắng hoa lê thêm thanh tao,đẹp đẽ.Màu trắng của hoa làm mùa xuân thêm tươi sáng,nền nã.Mùa xuân hiện lên sinh động,sắc nét,gợi cảm.Kia nữa.từ ''điểm''dùng thật thần tình.Câu thơ Nguyện Du chỉ thêm môt chữ trắng cho sắc màu hoa lê mà bức tranh đã khác.Chữ''trắng''làm điểm nhấn ,nổi bật thần sác cành hoa lê.Sắc xanh của cỏ, sắc trắng hoa lê tạo bức tranh mới mẻ,đầy sức sống và thật nhẹ nhàng...Tất cả gợi lên vẻ đẹp tinh khôi,trong trẻo sức sống của mùa xuân.

Thời Sênh
16 tháng 10 2019 lúc 20:31

Sự khác nhau giữa hai đoạn trích thể hiện ở chính tâm trạng mà người trong đoạn trích cụ thể:

Cụm từ xanh trong đoạn trích (1) gợi lên không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.=> Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người Cụm từ xanh xanh trong đoạn trích (2) lại biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt và cũng là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu.

=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả chính là muốn mượn cảnh ngụ tình, diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của nhận vật.