Tập làm văn lớp 8

Lê Nguyên
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

 Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:19

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:20

Tôi có một bài văn sưu tầm được đây:
Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.

Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.

Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Bạn có thể tham khảo! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Cúncon Đángyêu
Xem chi tiết
Cúncon Đángyêu
8 tháng 10 2016 lúc 17:15

MÌNH CẦN GẤP LẮM MN GIÚP MÌNH VỚI

Bình luận (0)
Trần Thụy Trà My
Xem chi tiết
Linh Phương
5 tháng 10 2016 lúc 19:18

Bạn tham khảo nhé!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.

Bình luận (3)
Đào Hâm
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 10 2016 lúc 17:57

Bài 1:

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng. Bài 2:Dù nghèo khổ nhưng lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao.
Bình luận (0)
Minh Thu
5 tháng 10 2016 lúc 18:00

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

2.

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
 

Bình luận (0)
Trần Vinh
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
3 tháng 10 2016 lúc 9:43

Xuân! Xuân đến thật rồi.  Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.

 

Trạng ngữ : Trong vườn

Câu đặc biệt :  Xuân !

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 10 2016 lúc 12:07

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

Bình luận (0)
Lưu Thi Thi
3 tháng 10 2016 lúc 12:31

Bạn tham khảo bài này nhé ! 
Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con. 

Câu đặc biệt : Ôi! Hai tiếng quê hương!

Trạng ngữ : Ngày mai , Dưới bầu trời xa lạ ấy 

  
Bình luận (0)
Trần Vinh
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
3 tháng 10 2016 lúc 9:39

Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 
( Hát hay không bằng hay hát. 
Đồng âm: hay 
hát hay: " hay" chỉ lời khen. 
hay hát: " hay" chỉ việc làm thường xuyên. )

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 10 2016 lúc 12:03

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

Bình luận (0)
Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 12:34

Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 

Bình luận (0)
boy lạnh lùng
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trung
1 tháng 10 2016 lúc 16:13

Từ khi tôi mới lọt lòng, mẹ đã luôn ở bên tôi, hi sinh cho tôi, chăm sóc tôi từng miếng ăn giấc ngủ và những lúc tôi chơi đén những khi trái gió trở trời. Nhưng điều lam tôi ấn tượng nhất đó là lúc mẹ cười.
Mỗi khi mẹ cười, lòng tôi như ấm lại, tôi cảm thấy yên tâm vì có mẹ chở che. Nụ cười của mẹ rạng rỡ, tươi tắn như bông hoa hồng nở buổi sớm mai. Nó tinh khiết như hàng ngàn con suối chảy triền miên. Nó giúp tôi quên đi mọi mệt mỏi, khó khăn trên con đường tôi đang bước. Nụ cười vui vẻ, yêu thương của mẹ khi tôi ngoan, làm được nhiều việc tốt. Nụ cười của mẹ khuyến khích khi tôi tham gia cuộc thi học sinh giỏi, thi kể chuyện Bác Hồ. Nụ cười lúc ấy như muốn nói với tôi rằng: “Hãy tự tin và cố gắng lên con yêu của mẹ”. Nụ cười ấm áp của mẹ chia sẻ, an ủi tôi mỗi khi tôi có chuyện buồn, khi người bạn thân hiểu lầm. Nụ cười của mejnaang đỡ tôi khi tôi váp ngã.
 Những khi vắng nụ cười của mẹ, tôi cảm thấy trống trải vô cùng. Xung quanh tôi như chìm trong sự u buồn và bóng tối. Tôi đã mất đi niềm tin, sự che cở, đùm bọc của mẹ. tôi cảm thấy thật có lỗi vì đã làm mẹ pphair buồn phiền, phải lo lắng quá nhiều về tôi. Tôi chỉ muốn thốt lên với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Nếu con có lỗi, xin mẹ hãy tha thứ cho con. Con cầu xin mẹ hãy cho được nhìn lại nụ cười của mẹ, nhìn lại con đường trải đầy hoa mà con đang vững bước.

Tham khảo 

Bình luận (0)
Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 20:57

Bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!hihi

Con yêu ông, yêu bà, yêu cha, yêu em, yêu chị nhưng mẹ có biết người con yêu nhất là ai không? Vâng, người con yêu nhất chính là mẹ. Con yêu vóc dáng gầy gầy của mẹ, yêu mái tóc đã điểm bạc và đặc biệt điều con yêu nhất từ mẹ chính là nụ cười. 

Nụ cười của mẹ đẹp lắm! nó đẹp như ánh trăng rằm, đẹp như nước hồ mùa thu. Con nghe bà ngoại kể: " Vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cháu đã được nhận món quà rất quý giá mà mẹ con ban tặng. Mặc dù lúc đó mẹ cháu vô cùng mệt mỏi, tưởng như đã kiệt sức nhưng mẹ vẫn đón cháu vào lòng, nở nụ cười yêu thưong trìu mến với con. Nụ cười đó làm sáng lên khuôn mặt xanh xao, đầm đìa mồ hôi của mẹ cháu - Lúc đó mẹ đã rất hạnh phúc khi sinh ra cô bé kháu khỉnh, đáng yêu như cháu".

Cứ mỗi tối khi con học bài xong, ba lại kể cho con nghe hồi bé con đã vui bên mẹ như thế nào, mẹ ạ! "Hồi con bước sang tuổi đời đầu tiên là lúc con biết nói, biết đi. Có lẽ nào năm đó là thời gian con đáng yêu và dễ thương nhất. Cứ mỗi buổi tối trước khi đi ngủ con lại bi ba, bi bô đòi bú sữa. Giọng nói líu lo như con chim non của con khiến cho cha mẹ không khỏi bật cười. Chỉ có mẹ là biết con đòi gì, khi vào thời điểm đó, trong mẹ và con như có một cái gì đó mà chỉ có mẹ mới là người cho con ăn, con ngủ, con chơi. Bàn chân bé xíu non nớt của con cố bám chặt xuống nền gạch của căn phòng khách. Mẹ đặt con ở giữa phòng rồi dần dần lùi ra xa, ra xa. Lúc ấy con cố chập chững bước từng bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Con đi được vài bước thì con loạng choạng tưởng chừng như sắp ngã, nhưng không đã có bàn tay mẹ đỡ lấy con, ôm con vào lòng, nở nụ cười tươi động viên con, mong con cố gắng vượt qua "cũng như lần trước mẹ đã ban tặng cho con món quà con coi là quý giá nhất - nụ cười mẹ, con cảm ơn mẹ!
Buổi tối của sáu năm về trước, mẹ đã bận bao lo toan sắm sửa cho con để mai con bước vào lớp Một. Buổi chiều mẹ đã dắt con đi siêu thị, mua biết bao là thứ: nào bút, nào vở, nào phấn, nào bảng... cái gì cũng có cả nhưng con cảm thấy mẹ vẫn lo lắng một điều gì đó. Tối đến mẹ cho biết bao nhiêu thứ vào cặp để con học hành cho tốt, mẹ mua biết bao nhiêu thứ để con bằng bạn bằng bè. Nghĩ đến đó con vui lắm, nhưng sao con vẫn cảm thấy một nỗi buồn, một niềm lo lắng ẩn sâu trong mắt mẹ. Sáng sớm hôm sau mẹ đèo con đến trường, nơi mà con sẽ học ở trong đó, nơi dạy con biết bao kiến thức.
Khi bước đến cổng trường, mẹ cúi xuống hôn con và nói: "Từ tối hôm qua mẹ đã lo lắng, ngày mai con sẽ buồn, sẽ khóc đòi về theo mẹ, nhưng bây giờ mẹ mới thấy con gái mẹ mạnh mẽ biết nhường nào. Con hãy bước qua cánh cổng trường này đi, rồi con sẽ thấy một thế giới đầy thú vị của tri thức, của trí tuệ". Mẹ lại nở nụ cười sung sướng, ôm con vào lòng rồi dắt con bước qua cánh cổng. Nụ cười của mẹ như tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con đủ nghị lực can đảm để vượt qua các thử thách trong cuộc sống, con cảm ơn mẹ!
Con biết sức khỏe của mẹ rất yếu nên mỗi khi trái gió trở trời, mẹ lại mệt, lại yếu. Có một lần mẹ ốm nằm liệt giường, ngủ thiếp đi trong con sốt cao. Khi mẹ ngủ dậy trời đã chập choạng tối, mẹ gọi con vào, ôm con vào lòng, cười nói: "con gái của mẹ mang sách vở ngày hôm nay cho mẹ xem nào. Có bài nào khó nhớ hỏi mẹ nhé"... mẹ biết lúc đó con thương mẹ nhường nào không. Nhìn gò má xanh xao, khuôn mặt gầy con lại càng thương mẹ nhiều hơn. Mẹ ốm như vậy mà vẫn lo lắng cho con, nở nụ cười với con khi mẹ đang bị dày vò vì con sốt cao. Con thấy mẹ thật vĩ đại! cảm ơn mẹ đã sinh ra con để con nhìn thấy nụ cười của mẹ.
Con không biết con phải cám ơn mẹ bao nhiêu lần để cảm ơn công ơn dưỡng dục của mẹ. Con không biết con phải xin lỗi mẹ bao nhiêu lần để mẹ tha lỗi cho những lỗi lầm của con đã gây ra. Con không biết con phải im lặng bao nhiêu lâu để suy nghĩ con yêu mẹ biết chừng nào. Con không biết con sẽ ra sao trên cuộc đời này, nếu không có nụ cười mẹ. Còn bây giờ con chỉ biết nói rằng: Con yêu mẹ và yêu nụ cười mẹ nhiều lắm!

Bình luận (1)
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 18:37

rong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.

Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.

Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.

Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.

Bình luận (1)
Hà My
Xem chi tiết
Minh Thu
28 tháng 9 2016 lúc 19:45

Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.

Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống

Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.

Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự  bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.

Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.

Bạn tham khảo

Bình luận (0)
Tơ Van La Tơ
Xem chi tiết
Ngô Khánh Ngân
25 tháng 9 2016 lúc 21:49

giúp gì

Bình luận (1)
Phương Mai Lê
12 tháng 7 2017 lúc 21:31

Bài đâu bạn?

Bình luận (0)
vuongtuankkhai
Xem chi tiết
Nguyễn Huế
8 tháng 8 2017 lúc 13:29

Câu văn " Họ như một con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ" sử dugj phép so sánh thật tinh tế. Hình ảnh " con chim non đứng bên bờ tổ" giúp người đọc hình dung đây là những con chim còn non nớt. Trước đó vẫn nằm trng đôi cánh dang rộng của chim mẹ. Những con chim non ấy lần đầu tiên đứng bên bờ tổ, muốn tự mik vỗ cánh bay giữa bầu trời rộng lớn. Nhà thơ Thanh Tịnh so sánh họ ( các bn nhỏ lần đầu đến trường ) mang tâm trạng háo hức bước vào chân trời học vấn ( trường học) nhưng tâm trạng còn ngập ngừng e sợ giống như những con chim non. Câu văn vừa là cảm nhận của nhân vật tôi vừa là tâm trạng chung của mỗi người đọc khi nhớ đến ngày đầu tiên bước vào lớp.

Bình luận (0)
Ngô Thị Thanh Huyền
8 tháng 8 2017 lúc 20:40

đây là so sánh ngang bằng so sánh người với vật thể hiện sự non nớt,bỡ ngỡ và khát vọng muons đén chân trời mới lạ,cao rộng của học sinh thơ bé.Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh:nhà trường như tổ ấm,học sinh như cánh chim non nớt va tổ âm sẽ giúp cánh chim bay đén bầu trời mơ ước

Bình luận (1)