Tập làm văn lớp 10

trương khoa
Xem chi tiết
trần trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Đạt
21 tháng 10 2021 lúc 21:02

Hãy biết yêu thương, trân quý và kính trọng mẹ của mình, người đã dãi nắng, dầm mưa vất vả lo lắng cho ta và hãy làm một người con ngoan, hiếu thảo để thể hiện lonhg biết ơn, tinhg mẫu tử rất thiêng liêng 

Nguyễn Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo
13 tháng 7 2021 lúc 14:57

Giúp mình

Sad boy
13 tháng 7 2021 lúc 14:57

CN1 là ai

VN1 là lành chanh lành chói

CN2 là  bà

VN2 là  rủ rỉ khuyên

=> có 2 cụm CV nên đây là câu ghép!

_Hồ Ngọc Ánh_
13 tháng 7 2021 lúc 14:59

Câu trên thuộc kiểu câu ghép.

CN1 : ai

VN1: lành chanh lành chói

CN2 : bà

VN2 : rủ rỉ khuyên

Mon TV
Xem chi tiết
MinMin
5 tháng 10 2021 lúc 7:26

Tham khảo:

Vì không có tiền để cưới người con gái mình yêu nên anh con trai lão Hạc phẫn chí bỏ làng ra đi, vào tận Nam Kì làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ. Biền biệt suốt mấy năm trời, tích cóp được ít tiền, nay anh mới trở về quê.

Về tới đầu làng, anh thấy cảnh xóm làng tuy vẫn còn xơ xác, tiêu điều vì trận đói khủng khiếp vừa qua nhưng khí thế cách mạng của bà con nông dân thì sôi nổi lắm. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền. Các kho thóc của phát xít Nhật bị phá tung, cán bộ Việt Minh chia thóc cho dân chúng. Từng đoàn trai tráng kéo nhau đi rầm rập trên con đê chạy dọc bờ sông, miệng hô to những khẩu hiệu đả đảo Pháp, Nhật, ủng hộ chính quyền cách mạng. Dẫn đầu đoàn người là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới.

Quả là một cảnh tượng anh chưa từng được chứng kiến trong đời. Tim anh đập rộn lên khi đặt chân về đến rặng tre đầu ngõ. Khu vườn quen thuộc đây rồi! Ba gian nhà tranh cũ kĩ, xiêu vẹo, im lìm đứng giữa vườn cây xơ xác. Lối vào nhà và miếng sân đất um tùm cỏ dại.

Anh cất tiếng gọi cha, không một lời đáp lại. Nhấc chiếc cửa liếp ra, anh ngó vào trong: mạng nhện chăng đầy; nắng chiếu qua lỗ thủng trên mái rạ, in trên mặt đất gồ ghề những vệt sáng không đều. Không khí lạnh lẽo và mùi ẩm mốc xông lên khiến anh bất chợt rùng mình. Anh sang nhà ông giáo để hỏi thăm về người cha già yếu của mình.

 

Ông giáo Tri, người hàng xóm thân cận pha nước mời anh uống rồi khuyên anh hãy bình tĩnh nghe ông kể về những ngày cuối đời của người cha tội nghiệp:

- Từ hôm anh đi, ông cụ buồn lắm! Sớm tối chỉ có con chó Vàng quanh quẩn bên ông cụ mà thôi. Cả tổng đói, cả làng đói. Ông cụ đứt bữa thường xuyên. Thôi thì kiếm được cái gì ăn cái nấy cho qua ngày. Thỉnh thoảng sang bên tôi chơi, ông cụ cứ tự trách mình vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, để con phải lưu lạc tha phương kiếm sống. Một buổi chiều, ông cụ nhờ tôi trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này anh về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Ông cụ còn gửi tôi giữ giùm ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn suốt mấy năm qua và tiền bán con chó Vàng. Khốn khổ! Nhắc đến chuyện phải buộc lòng bán nó vì không nuôi nổi nữa, ông cụ cứ khóc vì ân hận là đã lừa nó. Ông cụ bảo thà chết chứ không bán mảnh vườn của mẹ anh để lại cho anh.

Tôi có ngờ đâu ông cụ lại chọn cái chết. Ông cụ xin Binh Tư ít bả chó. Lúc thấy ồn ào, tôi chạy vội sang thì ông cụ đang quằn quại. Chẳng thể làm thế nào cứu được nữa! Số tiền ông cụ gửi, tôi chi một ít lo ma chay, chôn cất ông cụ; số còn lại, tôi vẫn giữ đây chờ anh về. Lát nữa, tôi sẽ dẫn anh ra thăm mộ ông cụ. Ôi chao! Trên đời này, thật hiếm có người cha nào thương con như thế!

Anh con trai lão Hạc ngồi lặng đi, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Ông giáo lấy văn tự nhà đất cùng túi tiền cất ở trên bàn thờ xuống, đưa cho anh. Anh run run đưa tay ra đón lấy rồi nghẹn ngào thốt lên hai tiếng: “Cha ơi!”.

Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, anh thổn thức tâm sự với người cha mà anh hằng yêu quý và thương nhớ: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, không đỡ đần được gì cho cha lúc tuổi già sức yếu! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là bỏ làng ra đi thì sẽ dễ dàng kiếm được tiền, nhưng ở đâu dân mình cũng cơ cực, cha ạ! Trong những ngày làm phu cạo mủ cao su ở đồn điền của lũ chủ Tây ở đất Đồng Nai, con đã được cán bộ cách mạng giác ngộ, chỉ cho con đường đúng nên theo. Về làng lần này, con những mong được gặp lại cha, để cha mừng cho con đã trưởng thành. Nào ngờ buổi chia tay cũng là vĩnh biệt!”.

Anh con trai lão Hạc chỉ ở nhà được mấy hôm. Anh dọn dẹp nhà cửa, vườn tược gọn gàng rồi nhờ ông giáo tiếp tục trông nom. Trước lúc ra đi, anh chào và cảm ơn khắp lượt bà con hàng xóm đã giúp đỡ cha anh lúc anh vắng nhà. Ông giáo tiễn anh ra tới đầu làng. Vắt chiếc tay nải đựng quần áo lên vai, anh rảo bước về phía nhà ga. Mặt trời đã lên cao, tiếng còi tàu giục giã ngân dài trong gió.

minh nguyet
5 tháng 10 2021 lúc 7:29

Em tham khảo:

Tôi là con trai của Lão Hạc. Sau hai mươi năm đi đồn điền cao su, tôi đã tích cóp được một khoản tiền nhỏ. Lần này, tôi quyết định trở về làng thăm lại cha và mọi người trong làng. Sau bao nhiêu năm xa quê, nên nghĩ được quay trở về quê nhà là lòng tôi lại háo hức, bồn chồn. Khiến cả đêm hôm trước tôi không thể nào chợp mắt được.

Quay trở lại làng, cảnh vật mọi thứ vẫn vậy, không có gì thay đổi. Từ những ngõ ngách nhỏ, những con đường làng bụi mù mỗi khi trời nắng lên, cái nghèo vẫn bao lấy ngôi làng của tôi. Bước vào cổng nhà, tôi bỗng cảm thấy một chút gì đó lạnh lẽo, nhà cửa hoang tàn, cây cỏ thì héo úa. Ngỡ ngàng trước cảnh tượng đó, tôi tìm mãi nhưng không thấy cha tôi đâu. Lúc trước tôi đi, tôi có để lại một con chó đặt tên là Cậu Vàng để cha tôi nuôi bầu bạn mỗi ngày khi tôi vắng nhà. Giờ tôi cũng chẳng thấy nó đâu. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là cha tôi đưa Cậu Vàng đi đâu đó quanh làng thôi. Tôi chạy sang nhà ông giáo, vì bình thường cha của tôi hay qua nhà ông giáo ngồi hút thuốc và uống nước chè.

Sang đến nơi, ông giáo có lẽ cũng bất ngờ khi thấy tôi trở về. Nhưng hình như ông có điều muốn nói với tôi nhưng lại chưa thể nói ra. Tôi cố gắng gặng hỏi xem có chuyện gì xảy ra khi tôi vắng nhà, lúc đó ông giáo mới kể cho tôi nghe về mọi chuyện. Tôi không ngờ cha tôi đã phải chịu bao vất vả, cực khổ đến như vây, cả đến khi chết vẫn còn khổ. Cũng chỉ vì cái nghèo, cái đói mà tôi phải xa cha, bỏ cha già ở nhà một mình. Cũng chính vì nghèo đói và thương tôi mà cha tôi đã phải chết. Đau đớn tột cùng, tôi gần như chết lặng đi khi nghe ông giáo kể.

Ông giáo đưa cho tôi một túi đựng tiền nhỏ, đây là số tiền ít ỏi mà cha tôi đã dành dụm cho tôi. Sau khi bình tĩnh lại, ông giáo dẫn tôi đi đến thăm mộ của cha tôi. Nhìn ngôi mộ của cha mà tôi không thể kìm được cảm xúc, hai dòng lệ cứ tuôn dài trên má tôi, tôi chạy đếm ôm lấy mộ cha. Ông giáo thắp hương cho cha tôi xong ông nói: “Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai của lão cũng đã trở về rồi, nếu ông còn sống chắc ông sẽ vui lắm khi thấy con trai ông nó đã trưởng thành hơn rồi”. Tôi chẳng muốn rời mộ cha một chút nào hết, vì sau bao nhiêu năm hai cha con xa cách giờ gặp nhau lại trong hoàn cảnh này. Ông giáo cố gắng động viên tôi và khuyên tôi nên về nhà ông giáo để nghỉ ngơi. Nhưng tôi đã từ chối, tôi muốn trở về nhà mình dọn dẹp chút, lâu rồi không ai ở ngôi nhà trở nên lạnh lẽo quá rồi.

Từ mộ cha về, tôi bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, phát quang khu vườn rậm rạp. Tối hôm đó, tôi đi thăm bà con trong làng. Bao lâu tôi xa quê, xa mọi người nay mới có dịp trở lại tôi đi tới lần lượt từng nhà để hỏi thăm sức khỏe mọi người.

Lần này, tôi trở về cũng là có lí do. Tôi đã giác ngộ lí tưởng cộng sản và đi theo tiếng gọi của đảng. Tôi định về thăm cha rồi đi làm nhiệm vụ cách mạng giao cho. Nhưng cha tôi đã không còn nên tôi cũng không muốn ở lại lâu nữa. Sáng hôm sau, tôi sang nhà ông giáo, nhờ ông giáo trông giữ nhà hộ và gửi ông giáo một ít tiền để hương khói cho cha tôi khi tôi vắng nhà.

Sau khi thu xếp mọi việc ở quê nhà xong xuôi, tôi từ giã mọi người và bắt đầu lên đường làm nhiệm vụ của cách mạng. Tôi muốn góp sức mình để tham gia giải phóng dân tộc, nhiệt huyết của tuổi trẻ đang sục sôi trong tôi.

Cao Tùng Lâm
5 tháng 10 2021 lúc 7:31

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghề nông nghèo khổ. Cách đây vài năm vì không có tiền lấy vợ, tôi đã quyết định bỏ đi làm đồn điền cao su mấy năm để kiếm một khoản kha khá về lo cho cuộc sống. Nhưng thật trớ trêu thay, đồn điền cao su hết việc thêm nữa bị bóc lột quá nhiều, không đủ sức làm việc nên tôi quyết định về quê sống gắn bó với đồng ruộng và chăm sóc cha.

Sau khi thu xếp công việc ổn thỏa, tôi trở về quê nhà sau mấy năm xa cách. Quang cảnh làng xóm vẫn thế không có gì thay đổi nhiều, mọi thứ vẫn nguyên vẹn; vẫn là giếng nước gốc đa thân quen. Hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái không khí quen thuộc ở nơi mình sinh ra thật sảng khoái. Khi tôi đặt chân vào cửa nhà, điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là thấy nhà cửa không thay đổi nhiều nhưng lại xơ xác, vắng vẻ, đìu hiu. Tôi đi khắp sân vườn tìm kiếm nhưng không thấy bố đâu, không thấy cả Cậu Vàng, nhiều đồ đạc trong nhà bị bám bụi, mạng nhện dăng khắp nhà khiến tôi có chút gì đó lo lắng, bất an. Bỏ đồ đạc gọn vào một chỗ rồi đi dọn dẹp xung quanh cho gọn gàng hơn; tôi dùng số tiền ít ỏi để đi mua đồ về nấu ăn. Cơm nước thịnh soạn vẫn không thấy bố; tôi về đâm ra lo lắng và quyết định đi sang nhà ông giáo - người bạn thân thiết của bố để hỏi thăm.

Ông giáo khi nhìn thấy tôi rất ngạc nhiên pha chút gì đó buồn bã. Tôi gặng hỏi rằng có biết bố mình đi đâu không thì ông giáo ngập ngừng. Tôi linh cảm có chuyện không lành. Ông giáo gọi tôi vào nhà nói chuyện, sau khi tôi ngồi và uống nước, ông giáo từ từ kể lại những chuyện đã xảy ra với cha tôi rằng cha tôi đã sống khổ sở thế nào, ốm đau ra sau, thương tiếc và đau xót khi bán cậu Vàng thế nào; đau xót nhất chính là cảnh bố tôi phải ăn bả chó để tự tử vì đói nghèo và muốn giữ lại căn nhà, mảnh đất cho tôi. Tôi sững sờ, tất cả mọi thứ như sụp đổ trong phút chốc, không dám tin vào sự thật là bố mình đã ra đi mãi mãi. Tôi òa lên khóc nức nở như đứa trẻ con khi ông giáo nói về cái chết đầy thương tâm của bố. Tôi cảm thấy ân hận vì đã bỏ đi làm đồn điền cao su biền biện, không ở bên quan tâm chăm sóc bố, thậm chí là không biết đến cái chết của bố mình; không biết bố đã chịu đau khổ như thế nào trong những ngày cuối đời. Tôi tự dằn vặt, trách móc bản thân. Ông giáo khuyên tôi không nên quá buồn bã mà hãy sống tiếp thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng. Sau khi ông giáo khuyên ngăn, tôi trở về nhà với tâm trạng vô cùng đau khổ.


 
Nén nỗi đau vào trong, tôi thu dọn nhà cửa gọn gàng. Ngày hôm sau nhờ ông giáo dẫn ra mộ bố, thắp cho bố nén nhang, hứa với bố sống thật tốt. Tôi đau quặn ruột khi nhìn thấy nấm mồ đã xanh cỏ của bố mình giữa nơi cánh đồng lạnh lẽo. Hai hàng nước mắt lã chã rơi trên má, tôi đứng chôn chân hồi lâu, có quá nhiều thứ muốn nói với bố, lời cảm ơn, lời xin lỗi nhưng tất cả nghẹn bứ trong cuống họng không thốt ra thành lời. Tôi chỉ đứng nhìn ngôi mộ đầy xót xa. Tôi nghe theo lời khuyên của ông giáo, người đi thì cũng đi rồi, tôi có đau xót hay dằn vặt thì bố tôi cũng không quay trở lại, tôi phải sống thật tốt để bố dưới suối vàng được yên lòng an nghỉ. Sau khi thăm mộ bố trở về, tôi chăm chỉ làm ăn, lao động, sống chan hòa với làng xóm, thay bố tiếp tục cuộc đời còn lại thật ý nghĩa.

Đó là kí ức đau buồn nhất trong cuộc đời tôi, cũng là bài học đắt giá giúp tôi trân trọng cuộc sống hơn. Cho đến bây giờ, khi nghĩ lại những việc đã xảy ra, tôi vẫn có chút đau lòng nhưng đó là bài học mà tôi luôn khắc ghi để sống tốt từng ngày.

Trang Như
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Sad boy
13 tháng 7 2021 lúc 14:46

BN THAM KHẢO

 

1. Mở bài: Dẫn dắt vào buổi cắm trại mà em được chứng kiến hoặc tham gia

2. Thân bài

 

- Hoàn cảnh dẫn đến buổi cắm trại ấy

- Khi em học lớp mấy? Cắm trại ở đâu?

- Cùng tham gia cắm trại với em có những ai?

+ Kể công việc chuẩn bị trước khi đi cắm trại

+ Dụng cụ dựng trại: cọc, dây, bạt, thảm, cổng trại, đồ trang trí...

+ Đồ ăn, nước uống cho buổi cắm trại

+ Phân công chuẩn bị và tâm trạng của em như thế nào: em phụ trách việc gì? +Lòng mong ngóng xen lo lắng

- Kể chi tiết buổi cắm trại

+ Bắt đầu từ buổi sáng, em và các bạn được giúp đỡ, hướng dẫn dựng trại, miêu tả trại đã dựng

+ Những hoạt động diễn ra trong buổi cắm trại: những trò chơi, cuộc thi tổ chức đồng hành, mọi người tham gia đông đảo, tiếng hò reo cổ vũ tưng bừng, náo nhiệt...

+ Đoàn cắm trại nghỉ ngơi, ăn uống, trò chuyện, chia sẻ với nhau

- Kết thúc buổi cắm trại

- Những điều em có được sau buổi cắm trại: nhiều bạn thân thiết hơn, những bài học thú vị

3. Kết bài

- Tâm trạng của em khi ra về sau buổi cắm trại

 

- Ý nghĩa buổi cắm trại ấy đối với em.

Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Sad boy
7 tháng 7 2021 lúc 9:24

THAM KHẢO

 

1.Mở bài: Giới thiệu cảnh cánh đồng đang mùa gặt hái.

(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)

 

2. Thân bài:

 

a. Tả bao quát

- Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)

b. Tả chi tiết

- Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

- Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

- Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

c. Quang cảnh ngày mùa

- Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

- Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

- Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

- Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi

 

3. Kết bài:

 

- Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt

- Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?

minh nguyet
7 tháng 7 2021 lúc 9:26

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về cánh đồng lúa chín mà em muốn miêu tả.

Gợi ý: Ở quê em vào những ngày hè tháng 6, nhịp sống bỗng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Người rửa sân, người dọn kho, người thuê máy móc… Tất cả, là bởi vì ruộng lúa được chăm sóc suốt bao tháng trời, nay đã đến ngày thu hoạch. Cả một cánh đồng rộng lớn ấy nay đã chín vàng ươm.

b. Thân bài

- Miêu tả khung cảnh chung ở cánh đồng:

Bầu trời mùa hè cao và rộng, trong xanh không một gợn mây

Ánh nắng ấm áp đổ thẳng xuống cánh đồng, ngôi làng như dòng suối

Những hàng cây đa, cây tre, cây bàng dọc bờ ruộng cao lớn, xanh um tỏa bóng mát

Vạt cỏ theo lối đi giữa các thửa ruộng tươi tốt, xanh ngắt

Luống nước chảy men theo các ô ruộng đầy nước mát, chảy róc rách vui tai

Trên tán cây, bầy chim sẻ ríu ra ríu rít chờ ngày mùa diễn ra

Những cơn gió mát rượi, quét qua cánh đồng, dòng sông mang theo hương lúa chín thơm ngào ngạt 

- Miêu tả cánh đồng lúa chín:

Cả cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay nay đã chín vàng rực rỡ

Màu vàng của lúa đẹp như màu của vàng bạc, châu báu vì nó mang đến sự ấm no, yên vui cho dân làng

Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa hè, cả cánh đồng như phát sáng

Những bông lúa cong mình xuống như lưỡi liềm, phất phơ trong gió

Trên bông lúa là các hạt thóc vàng mẩy như hạt cườm, nặng trĩu

Mỗi khi có gió thổi qua, các bông lúa rung rinh, nhấp nhô, khiến cánh đồng như mặt biển đang dậy sóng

Thỉnh thoảng lại bắt gặp vào cánh cò trắng muốt bay lượn là là sát mặt lúa, đẹp như tranh vẽ

- Miêu tả hoạt động của con người trên cánh đồng lúa chín:

Người nông dân kiểm tra tỉ mẩn từng bông lúa, từng thửa ruộng để chọn ngày gặt hái

Người đi xem lúa đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc vì được đón một mùa bội thu

Ven bờ, các máy gặt đã được đưa về, chờ ngày sử dụng

Lác đác vào bạn học sinh ra đồng xem lúa theo bố mẹ, ngồi chơi đủ trò trên bãi cỏ cạnh cánh đồng

Có một vài người khách đem máy ảnh, điện thoại ra chụp để lưu giữ lại vẻ đẹp tuyệt vời này

c. Kết bài

Tình cảm của em dành cho cánh đồng lúa chín.

Gợi ý: Em yêu lắm cánh đồng lúa chín vàng ươm rực rỡ. Không chỉ vì đó là một cảnh đẹp tuyệt vời. Mà còn vì đó là thành quả sau bao ngày tháng vất vả của ông bà, cha mẹ. Em mong rằng trời hãy cứ mưa thuận gió hòa, người dân vẫn cứ khỏe mạnh, cần cù, để cánh đồng mỗi năm lại được hai lần vàng ươm.

Sad boy
7 tháng 7 2021 lúc 9:25

BN THAM KHẢO THÊM BÀI VĂN NÀY ĐỂ CÓ THÊM Ý NHÉ

 

Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.

 

Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

 

Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Sad boy
7 tháng 7 2021 lúc 9:22

THAM KHẢO

 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.

- Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.

2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc

- Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo

+ Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước

 

+ Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin

+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.

→ Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng

- Tầm vóc

             X

+ Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc

-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.

+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận

→ Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần.

- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

 

→ Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng

- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ

+ Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù

+ Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:

(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu

(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

→ Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

⇒ Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.

⇒ Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

 

3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả

a. Món nợ công danh

- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

- Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.

→ Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.

- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác

- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

→ Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn

→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.

⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão

⇒ Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.


 

minh nguyet
7 tháng 7 2021 lúc 9:29

Tham khảo nha em:

Mở bài:

- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước.

 

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

Thân bài:

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a) Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

=> Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

 

+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng

b) Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

 

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.

Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

Nguyễn Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 7 2021 lúc 8:27

1. Thể thơ 5 chữ.

2. PTBD: Biểu cảm

3. Câu cảm thán

4. BPTT: So sánh

Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh của lá cọ, giúp cho chúng trở nên đẹp và sinh động như mặt trời

5. Hình ảnh ''mặt trời xanh của tôi'' theo cách hiểu của em là: lá cọ xòe ra như mặt trời, những chiếc lá màu xanh - mặt trời xanh

Đạt Trần
8 tháng 7 2021 lúc 8:52

1) Bạn không cách dòng thì không xác định được thể loại rồi nhưng nếu bài thơ này thì theo thể 5 chữ

2) PTBDC: Biểu cảm

3) Đây là câu đặc biệt nếu xét theo cấu tạo

4) BPTT: So sánh"như mặt trời "
Tác dụng: Diễn tả một cách chính xác hình ảnh lá cọ. Lá cọ trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn

5) Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở hiểu đơn giản là sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả. Lá cọ xoè những cánh nhỏ dài màu xanh nhìn xa xa giống như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh". Mà qua đó tác giả bộc lộ  tình cảm yêu mến và tự hào của về rừng cọ của quê hương cũng như tình yêu quê hương đằm thắm.

Nguyễn Thảo
8 tháng 7 2021 lúc 8:17

Giúp mình đii 😘

Trang Như
Xem chi tiết
Trang Như
23 tháng 8 2021 lúc 14:51

ai chỉ giúp em bài trên với ạ :((