Soạn ngữ văn lớp 6

Trịnh Phong
Xem chi tiết
Sad boy
8 tháng 7 2021 lúc 19:01

Tham khảo

Sau khi học truyện Em bé thông minh, tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, 1 người con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và cả sứ thần nước láng giềng khiến tôi rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Tôi mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
DT chỉ đơn vị :  1 người con

Bình luận (0)
Sad boy
29 tháng 6 2021 lúc 11:44

THAM KHẢo

BPTT : so sánh : nước xanh như mực 

 

Tác dụng dùng để so sánh nước xanh như pha mực

Muốn nói màu nước rất đẹp và lộng lẫy như màu mực khi pha ra nó rất đẹp và quý phái. Màu nước xanh sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mê và muốn xem

Tác giả dùng biện pháp so sánh phù hợp để nói đến nước ở hồ gươm đẹp làm sao

Bình luận (0)
Nguyễn Đức phúc
Xem chi tiết
Sad boy
21 tháng 6 2021 lúc 8:51

Tham khảo

Muốn miêu tả ta cần phải

+Phải biết quan sát

+Biết liên tưởng, tượng tượng ví von ,so sánh

+làm nổi lên những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng cần tả.

Bình luận (0)
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
21 tháng 6 2021 lúc 8:51

chủ yếu là quan sát 

hoặc nhớ lại

Bình luận (0)
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 8:51

- Quan sát để phát hiện các dấu hiệu chi tiết của đối tượng.

- Lựa chọn các chi tiết nổi bật

- Sắp xếp các chi tiết theo định hướng của bào viết

Bình luận (0)
Sad boy
20 tháng 6 2021 lúc 17:46

2B

3A

A4

Bình luận (2)
IamnotThanhTrung
20 tháng 6 2021 lúc 18:40

2 B

4 A

5 B

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
20 tháng 6 2021 lúc 20:03

2. B       4. A       5.B

Bình luận (0)
naruko
Xem chi tiết

Tham khảo

Mỗi khi rời xa quê hương, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về làng quê với những ngày cùng bà đi gặt ngoài cánh đồng, những chiều chơi đùa cùng lũ bạn bên bờ sông thân thương, hay những đêm múa hát dưới ánh trăng,...Có thể nói, những đêm trăng sáng luôn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất khi nhắc về quê hương.

Tôi còn nhớ như in những ngày vầng trăng chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời. Bà tôi từng bảo, vào những ngày rằm của tháng, trăng sẽ rất tròn và sáng. Khi bóng hoàng hôn tắt hẳn, bầu trời khoác vào tấm áo đen tuyền, biểu lộ cho khoảng thời gian đêm tối đã đến, đó cũng là lúc ánh trăng dần xuất hiện trên bầu trời, ngự trị trên cao. Trong cái khoảng không đen huyền bí ấy, xuất hiện một vầng trăng sáng đối lập hoàn toàn với bầu trời đêm, tựa như một nét chấm phá trong bức tranh đêm tối nơi làng quê. Trên bầu trời, những ngôi sao ẩn hiện như tô điểm thêm cho bức tranh ấy. Trăng ngày rằm thường rất đẹp, ông trăng tròn vành vạnh như quả bóng mang sắc trắng tinh khiết. Ánh trăng sáng rực rỡ, deo dắt ánh sáng xuống muôn nơi,khắp nơi đều như được soi sáng bởi ánh trăng vàng lấp lánh. Dòng sông quê hương, phẳng lặng, in bóng vầng trăng, ánh sáng khiến mặt nước lung linh, nhuộm một màu rực rỡ. Đôi khi có cơn gió nhẹ lại thoảng ra, mặt nước đang yên nình bỗng lăn tăn gợn sóng, những con sóng nhỏ xô nhau, mang theo ánh trăng, chạy đuổi nhau về đến tận bờ. Hai bên sông, những rặng tre, rặng liễu đen kịt đang soi mình dưới trăng vàng trăng bạc, như những người thiếu nữ đang làm dáng làm duyên. Những cánh đồng bao la, rộng lớn như đắm mình trong ánh trăng, những cô lúa đang trổ bông tỉnh thoảng lại rung mình, chơi đùa cùng chị gió, say sưa tắm ánh trăng vàng tinh khiết.

Cứ mỗi đêm trăng sáng, người người, nhà nhà trong làng lại rủ nhau tụ họp ngoài sân đình, đôi khi lại ngồi dưới gốc đa đầu làng để trò chuyện, lũ trẻ con nô đùa, nhảy múa quanh sân, các bà các mẹ tranh thủ giặt giũ bên ngoài bờ sông,..Tiếng cười nói vui vẻ như xua tan đi những mệt mỏi của một ngày lao động vất vả, vầng trăng sáng trên bầu trời như cũng đắm mình vào nhịp sống sinh hoạt của con người, ngắm nhìn vạn vật đang sinh sôi, phát triển. Đêm càng khuya, vạn vật lại đắm mình vào giấc ngủ say, chỉ có trăng vẫn ở đó như che chở, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của xóm làng. Đó là bức tranh làng quê yên bình, mộc mạc với ánh trăng sáng rực rỡ khắp muôn nơi.

Những đêm trăng đẹp quả thật luôn mang một cảm giác yên bình mà giản dị vô cùng. Nó khiến tâm hồn ta dễ chịu, thanh thản, nó gắn bó với cuộc sống con người. Và với tôi, nó gắn với những kí niệm của ngày ấu thơ tươi đẹp.

                                                Hok tốt!

Bình luận (2)
giang docle
Xem chi tiết
Sunn
14 tháng 6 2021 lúc 7:28

THAM KHẢO

Nội dungBài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

 

Nội dung. Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác gải miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy.

 

Nội dung chính của văn bản vượt thác là miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, từ đó ca ngợi tầm vóc, sức khoẻ của người dân lao động với tư thế làm chủ đất, vượt qua những đoạn thác nguy hiểm cũng nêu lên sự dũ dội của thiên nhiên.

Bình luận (0)
Phạm Vĩnh Linh
14 tháng 6 2021 lúc 7:29

Tham khảo:

Nội dungBài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nội dung. Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết phong phú đã giúp tác gải miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận và hấp dẫn đến vậy

Nội dung chính của văn bản vượt thác là miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, từ đó ca ngợi tầm vóc, sức khoẻ của người dân lao động với tư thế làm chủ đất, vượt qua những đoạn thác nguy hiểm cũng nêu lên sự dũ dội của thiên nhiên.

Bình luận (0)
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
14 tháng 6 2021 lúc 8:00

sách giáo khoa có hết

Bình luận (0)
nguyễn duy đào
Xem chi tiết
Thẻo
Xem chi tiết

1. -Từ đơn : từ do 1 tiếng tạo nên. Vd: gà,vịt, sách, bút, tre, gỗ,..

-Từ phức : do 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tạo nên. Vd:nhà cửa,quần áo,xe đạp, bàn gỗ, lấp lánh,..

Từ phức có 2 loại:

+Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vd:nhà cửa, quần áo,..

+Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..

Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

 

Bình luận (0)
Sad boy
10 tháng 6 2021 lúc 16:40

Tham khảo

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. * Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... ... + Từ ghép:  những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. ... Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữVí dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả.

câu 3a

 ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân

câu 3b

Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. -Ví dụ: ... + Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ

 

 

Bình luận (0)

2. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng, Sử dụng thành ngữ làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh, tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương, làm cho lời văn hàm sức, có tình hình tượng.

Vd: "Đánh trống bỏ dùi", "Chó treo mèo đậy", "Được voi đòi tiên","Nước mắt cá sấu",...

3. -Khái niệm:

+Từ ngữ địa phương:là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

+Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 

-Cách sử dụng:

+Phải phù hợp với tình huống giao tiếp

+Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

+Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Đánh Lộn
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Anh
Xem chi tiết

Tham khảo :

Ngay trước của nhà tôi có một cây nhãn lớn, chim về hót líu lo và làm tổ rất nhiều. Trong đó có một tổ ở chót vót trên tít cây cao, là mái ấm của mẹ con chim. Sau một đêm mưa to, gió lớn, sáng hôm sau, người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên.
Đêm hôm trước, trởi mưa đến là to sau bao nhiêu ngày dài ròng rã với cái nắng chói chang. Những cơn mưa bắt đầu ập đến từ chiều tà. Những đám mây đen kịt không biết từ nơi nao kéo tới, che phue kín cả bầu trời. Đám mây to khổng lồ, nặng nề , báo hiệu một cơn mưa rào thật lớn. Sấm nổ ầm ầm bên tai. Những tia chớp ngoằn nghèo, ánh lên snags rực cả bầu trời tối như mực. Bầu trời như một con người đang giận dữ. Gió thổi từng cơn, cuốn hết bao nhiêu là lá cành. Những cây nhãn, cây bàng, cây xoài,... ngả nghiêng trong cơn cơn gió.
Trái lại với sựdữ dội của cơn mưa sắp tới là hình ảnh của tổ chim, nơi trú ngụ của mấy mẹ con chim với vài ba chiếc lá, những cẳng cây được uốn lại thnahf vòng tròn. Tưởng như một cớn gió mạnh có thể khiến nó rơi xuống bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà chim mẹ hết sức lo lắng. Nó không biết làm sao để có thể giữ yên chiếc tổ mỏng manh của mình. Chim mẹ cứ bay đi lại bay lại như muốn kiếm tìm sự giúp đỡ. Nhưng thật chẳng may, chỉ có mình nó cô đơn mà thôi. Những con chim con non nớt trong tổ vô cùng sợ hãi. Những âm thanh đì đùng của sấm, từng cơn mạnh mẽ của gió, chớp nhì nhằng nơi xa khiến những chú chim non hoảng sợ, chúng kêu lên những tiếng thất thanh, lo sợ.
Và rồi, cơn mưa bắt đầu ập đến vào buổi đêm. Bắt đầu là những giọt li ti, thưa thớt. Dần dần mưa mỗi lúc một mạnh. Những giọt mưa trĩu nặng liên tiếp quật tới tấp vào chiếc tổ bé nhỏ của mấy mẹ con chim. Gió không ngừng rít, cành lá chao đảo. Cái cây phải oằn mình trước giông gió của trận mưa, mấy mẹ con chim cũng phải gắng sức chống chọi với phong ba bão táp. Những tiếng kêu hoảng hốt của chim non vang lên không ngớt.
Mưa to tưởng như cuốn trôi đi tất cả. Thế nhưng mọi hiểm nguy rồi cũng qua đi. Những chú chim non nhờ có sự bảo vệ, bao bọc của mẹ mà có thể say giấc nồngvà không bị ướt. Chim mẹ tuy có vẻ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc vì đã bải vệ được đứa con của mình.
Sự can đảm, vững vàng của chim mẹ là hình ảnh thật khiến người ta nể phục. Hình ảnh chim mẹ gợi cho ta thấy vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống. Mẹ có thể hi sinh tất cả, bảo vệ con trước những giông tố của cuộc đời.

Bình luận (1)
Mặt Trăng
9 tháng 6 2021 lúc 8:21

Bài làm
Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra… 
Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.
Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.
Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.
Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.
Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.
Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.

Bình luận (3)
Hien Dam
16 tháng 9 2023 lúc 16:56

Ai chơi blox fruit ko

 

Bình luận (0)