Soạn ngữ văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thẻo

1. Từ đơn, từ phức là gì?Nêu ví dụ.

2.Thành ngữ là gì? Nêu ví dụ.

3. Nêu khái niệm của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội như thế nào?

 

1. -Từ đơn : từ do 1 tiếng tạo nên. Vd: gà,vịt, sách, bút, tre, gỗ,..

-Từ phức : do 2 tiếng hoặc nhiều tiếng tạo nên. Vd:nhà cửa,quần áo,xe đạp, bàn gỗ, lấp lánh,..

Từ phức có 2 loại:

+Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vd:nhà cửa, quần áo,..

+Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc.VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..

Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

 

Sad boy
10 tháng 6 2021 lúc 16:40

Tham khảo

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. * Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... ... + Từ ghép:  những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. ... Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữVí dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả.

câu 3a

 ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân

câu 3b

Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. -Ví dụ: ... + Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ

 

 

2. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng, Sử dụng thành ngữ làm cho lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh, tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương, làm cho lời văn hàm sức, có tình hình tượng.

Vd: "Đánh trống bỏ dùi", "Chó treo mèo đậy", "Được voi đòi tiên","Nước mắt cá sấu",...

3. -Khái niệm:

+Từ ngữ địa phương:là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

+Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 

-Cách sử dụng:

+Phải phù hợp với tình huống giao tiếp

+Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

+Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết

Chúc bạn học tốt!

Tham khảo :

1. -  Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành .

    VD : sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…

    - Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy .

– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.

– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:

+ Láy bộ phận.

+ Láy toàn bộ.

         VD : nhà cửa, quần áo, sách vở, xe máy…

2. - Thành ngữ gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ. Hay nói cách khác, thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó.

- Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu sa, phải phân tích kỹ lưỡng mới có thể giải thích được .

                 VD : Chân cứng đá mềm .

                          Mẹ tròn con vuông.

3. - Khái niệm:

+ Từ ngữ địa phương:là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

+ Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 

- Cách sử dụng:

+ Phải phù hợp với tình huống giao tiếp

+ Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

+ Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

Bánh táo
10 tháng 6 2021 lúc 16:48

2. thành ngữ là gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ

VD:  văn võ song toàn, há miệng chờ sung, nhắm mắt làm ngơ, châ cứng đá mềm,..


Các câu hỏi tương tự
Hân Gia
Xem chi tiết
Sơn Khuê
Xem chi tiết
Phan Công Bằng
Xem chi tiết
Loc Xuan
Xem chi tiết
anime
Xem chi tiết
Kim Dung
Xem chi tiết
Cú Có Gai
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Hân Gia
Xem chi tiết