Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

Võ Ngọc Bảo Châu

\(\Delta ABC;\widehat{BAC}=90^o\); \(\widehat{ABI}=\widehat{IBC};ID\perp BC\left(D\in BC\right)\); DI cắt BA tại E. Chứng minh:

a) \(\Delta ABI=\Delta DBI\)

b) \(\Delta ABD\) cân và BI là đường trung trực của AD.

c) ID < IE và IE = IC

d) \(\Delta ABC\) cần thêm điều kiện gì thì I cách đều ba đỉnh \(\Delta BEC\)

Trúc Giang
1 tháng 7 2020 lúc 10:19

a/ Xét 2 tam giác vuông ΔABI và ΔDBI có:

Cạnh huyền BI chung

\(\widehat{ABI}=\widehat{IBC}\left(GT\right)\)

=> ΔABI = ΔDBI (c.h - g.n)

b/ Có: ΔABI = ΔDBI (cmt)

=> AB = BD (2 cạnh tương ứng)

=> ΔABD cân tại B

Ta có: \(\widehat{ABI}=\widehat{IBC}\left(GT\right)\)

=> BI là phân giác của \(\widehat{ABC}\)

Hay: BI là phân giác của \(\widehat{ABD}\)

Lại có: ΔABD cân tại B (cmt)

=> BI là đường trung trực của ΔABD

Hay: BI là đường trung trực của AD

c/ Ta có: ΔABI = ΔDBI (cmt)

=> AI = ID (2 cạnh tương ứng)

Xét ΔAIE và ΔDIC ta có:

\(\widehat{IAE}=\widehat{IDC}\left(=90^0\right)\)

AI = ID (cmt)

\(\widehat{AIE}=\widehat{DIC}\) (đối đỉnh)

=> ΔAIE = ΔDIC (g - c - g)

=> IE = IC (2 cạnh tương ứng)

ΔIDC vuông tại D

=> ID < IC (cạnh huyền > cạnh góc vuông)

Mà: IE = IC (cmt)

=> ID < IC

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Chi Bảo
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Xem chi tiết
Khuất
Xem chi tiết
Jane
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bni ngg
Xem chi tiết
đạt
Xem chi tiết