Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Anh Quân
Xem chi tiết
Trần Minh Hoàng
17 tháng 2 2017 lúc 20:49

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô. Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Bình luận (0)
Phạm Minh Ngọc
Xem chi tiết
Anh Triêt
17 tháng 2 2017 lúc 20:30

Bbạn tham khảo nha:

=> Đêm nay bác không ngủ

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.


Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.


Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.


Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.


Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.


Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?


- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.


Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.


Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!


- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.


Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ


- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng


Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...


Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.


Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.


Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
17 tháng 2 2017 lúc 20:31

Tác giả k kể lần thứ 2 là để lại khoảng trống cho nh~ ng` đọc suy nghĩ về nó .

Lần 1 : tình cảm bồng bột

Lần 2 : suy nghĩ về việc Bác k ngủ

Lần 3 : k kìm chế đc tình cảm , ah bộc lộ nó = cách nằng nặc mời Bác đi ngủ

Qua đó mà h/ả và tấm lòng của Bác đc khắc họa rất sâu đậm troq tâm trí ng` đọc , ng` nghe

Bình luận (0)
Bae Yeon Wi
18 tháng 2 2017 lúc 12:02

Trong bài thơ ta thấy anh đội viên đx 2 lần thức giấc: lần thứ nhất và thức giấc lần 3. Lần thức giấc thứ 2 ko đc kể vì lần này đx tiếp liền vs lần thứ nhất trog 1 trạg thái nửa thức nửa ngủ "Anh đội viên mơ màg - như nằm trog giấc mộg". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ 2 mơ màg đó chỉ là 1.

Bình luận (0)
Nanami Luchia
Xem chi tiết
Anh Triêt
17 tháng 2 2017 lúc 20:28

Cậu tham khảo rồi rút ý chính nha mình ko có time để rút:

=>

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bình luận (0)
Nguyễn Anna
Xem chi tiết
Anh Triêt
17 tháng 2 2017 lúc 20:05

Tham khảo nha bạn:

=> Tháng ba là tháng bắt đầu của mùa xuân. Vào đầu tháng ba, tiết trời mát mẻ và ấm áp. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc, tỏa hương vào mùa xuân. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân, vì khung cảnh rất đẹp và thoáng đãng. Em yêu mùa xuân và luôn mong chờ mùa xuân đến với đất trời quê em.

Bình luận (0)
Nguyen Ha Phuong
Xem chi tiết
Anh Triêt
17 tháng 2 2017 lúc 20:11

Tham khảo bạn nha:

=> Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.

- Phần 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba

- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

Câu 1:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.

Câu 2:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.

Câu 3:

Hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:

Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ | Soạn văn lớp 6

Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.

Câu 4: Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:

... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…"; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ ngụ ngôn:

– Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

– Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

– Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

- Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện.

Câu 6: Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

– Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thầm thì, bồn chòn, hốt hoảng, nằng nặc, …

Bình luận (0)
Trần Thị Ánh Ngọc
17 tháng 2 2017 lúc 20:18
Càu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

Trả lời:

Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh dội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình yêu thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.

Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tá dó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Trả lời:

Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ đưực miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao dẹp vì dó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thê hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3: Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.

- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chần nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

- Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.

* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi dinh ninh - Chòm râu im phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ và nằng nặc” mời Bác đi ngủ {Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời} Bác ngủ!

- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thía tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn thi hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thấy bằng dấu... để người đọc biết lần ấy Vả lại chi kể hai lần thì mới nối bật được sự thay đổi khác nhau trong < biến tâm trạng anh chiến sĩ.

Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.

Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Trả lời:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã lù một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

Trả lời:

* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:

- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng

- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng

- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).

* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Trá lời:

* Những từ láy trong bài thơ:

Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.

* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 2 2017 lúc 12:22

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Minh Huệ là (1927 – 2003).
– Tên khai sinh là Nguyễn Thái.
– Sinh ra tại mảnh đấy Nghệ An cùng với quê của Bác.
– Ông tham gia vào cách mạng và hoạt động với lòng nhiệt huyết khát khao tự do cho đất nước.
– Trong quá trình tham gia cách mạng ông cũng tham gia vào văn học nghệ thuật.
– Ông được biết đến với các tác phẩm như: đêm nay bác không ngủ, đất chiến hào, tiếng hát quê hương.
– Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.


2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới. Bài thơ kể lại một truyện có thật vào trước đêm mở màn chiến dịch đêm ấy Bác không ngủ vì lo cho đất nước lo cho các anh chiến sĩ.
b. Thể thơ: ngũ ngôn.
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1: 4 khổ thơ đầu: lần thức đậy lần thứ nhất của anh đội viên.
– Phần 2: 5 khổ thơ tiếp: lần thứ hai anh đội viên thức dậy.
– Phần 3: còn lại: lần thứ ba anh đội viên thức dậy.

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Lần thứ nhất anh đội viên thức dậy và hình ảnh của Bác.

– Anh đội viên thức dậy thấy trời đã khuya nhưng Bác vẫn ngồi mà không ngủ.
– Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trầm ngâm bên bếp lửa -> suy nghĩ trầm tư giống như một vị cha già của cả dân tộc Việt Nam .
– Ngoại cảnh: trời mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác .
– Anh đội viên nhìn Bác mà càng thương Bác thêm.
– Tiếng gọi thân thương “người cha mái tóc bạc” -> sự gần gũi thân quen tình như ruột thịt.
– Bác đốt lửa cho anh nằm, hành động dém chân nhón chân của Bác thể hiện sự ân cần chăm sóc chu đáo của Bác với các đồng chí.


-> Qua bốn khổ thơ đầu ta thấy hình ảnh của Bác qua điểm nhìn của anh đội viên. Đó là hình ảnh của một vị lãnh tụ lo lắng cho chiến dịch nên không thể nào ngủ nổi. Bác lúc nào cũng vậy luôn lo lắng cho toàn dân tộc Việt Nam. Không những thế Bác còn là một vị cha già kính yêu, mái tóc đã bạc nhưng đã thức để cho các con ngủ. Hành động ân cần chăm sóc sợ các con giật mình là một hành động thể hiện tình cảm cao cả yêu thương mà Bác dành cho các đồng chí.

2. Lần thứ hai anh đội viên tỉnh dậy.

– Với tình cảm thân thương của Bác anh đội viên như mơ màng trong giấc ngủ ấm áp với tình yêu thương ấy.
– Trong giấc mộng ấy anh thấy bóng của Bác cao cả ấm hơn ngọn lửa hồng.
– Anh đội viên nhỏ nhẹ mời Bác đi ngủ hỏi Bác có lạnh không?
– Bác không trả lời câu hỏi của anh mà chỉ bảo anh ngủ ngon để ngày mai đánh giặc.
– Anh đội viên chỉ biết vâng lời nhưng lòng bồn chồn lo lắng -> thể hiện tình cảm và sự lo lắng mà anh đội viên dành cho Bác.
– Anh không nói gì nhưng lòng lo lắng sợ Bác ốm mà chiến dịch vẫn còn dài nếu ngày nào Bác cũng như thế thì làm sao được.


-> Đoạn thơ này chủ yếu nói về sự kính trọng và yêu mến lo lắng của anh đội viên dành cho Bác. Dù đã nhắm mắt nhưng anh cũng không yên lòng khi Bác cứ thức như thế.


3. Lần thứ ba anh thức dậy
– Cả một đêm anh không ngủ được Bác cũng không ngủ.
– Anh thức dậy lần ba nhưng cũng bàng hoàng vì Bác không ngủ, Bác vẫn ngồi đinh ninh chòm râu in phăng phắc.
– Anh nằng nằng -> như đứa con nũng nịu kiên quyết không cho Bác thức nữa.
– Bác không ngủ được bởi vì Bác còn thương cho đoàn dân công trời rét mưa như thế này mà phải ngủ ngoài rừng không biết có lạnh không.
– Càng thương Bác lại càng nóng ruột mong trời mau sáng.
– Anh đội viên nhìn Bác, Bác nhìn ngọn lửa hồng -> ngọn lửa hồng ấy tượng trưng cho ngọn lửa cách mạng, ngọn lửa của khát khao tự do và hòa bình.
– Lòng anh như được tiếp thêm ngọn lửa khát khao hòa bình ấy và thức luôn cùng Bác.
– Bác không ngủ là một lẽ thường tình vì Bác là Hồ Chí Minh – một con người với tấm lòng bao la nhân hậu, yêu thương dạt dào.


-> Lần thứ ba này càng nhấn mạnh vào sự không ngủ của Bác. Đồng thời giải thích lí do tại sao Bác không ngủ một là vì lo chiến dịch ngày mai hai là thương đoàn dân công ngủ ngoài rừng. Tấm lòng bác bao la hơn đại dương xanh, cao ngút ngàn hơn những đỉnh núi trường sơn kia.


III. Tổng kết
– Với thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, kết hợp diễn biến thời gian với những lần anh đội viên thức dậy hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cứ thể hiện lên với sự cần mẫn, trầm tư suy nghĩ, hình ảnh của một vị cha già không lúc nào thôi lo lắng cho nhân dân đất nước. Bác thức đêm ấy và còn biết bao đêm Bác thức nữa. Sự cao cả và tình yêu của Bác dành cho đất nước và con người Việt Nam thật đáng kính yêu.

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
Quang Hưng
17 tháng 2 2017 lúc 19:45

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thăm Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi - Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy -

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Bình luận (1)
Anh Triêt
17 tháng 2 2017 lúc 20:02

Bạn tham khảo nha chịu khó 1 tí:

=> Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”


Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.
Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.
Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
Thu Huyền Chu Văn An
17 tháng 2 2017 lúc 20:09

-Chân dung Bác Hồ hiện lên giản dị, thiêng liêng, gần gữi.

-Hành động, cử chỉ của bác: dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng.

=> Sâu sắc tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ như người cha lo cho con.

* Tình cảm của anh đội viên: mơ màng, nằm trong giấc mộng đẹp, thổn thức cả nỗi lòng, tha thiết mời Bác ngủ, bồn chồn trong lòng, lo bác ốm.

- Bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng.

=> hình ảnh Bác mơ màng của anh đội viên: lớn lao, vĩ đại, thiêng liêng như thần tiên trong cổ tích nhưng lại vừa gần gũi, thân thương, ấm áp.

- Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

=> Qua hình ảnh của anh đội viên, ta thấy tác giả đã tả một cách chân thàng, cảm động và lòng kính yêu của đồng bào, chiến sĩ với Bác Hồ.

Bình luận (1)
Đinh Thị Anh Trâm
Xem chi tiết
pham thu hoai
17 tháng 2 2017 lúc 19:26

Đây chính là điều tâm niệm của thầy Ha-men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc''tiếng nói 0 chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập,tự do,là linh hồn của dân tộc''.

Khẳng định 1 chân lí:giữ được tiếng nói là giữ được độc lập,tự do.con mắt tiếng nói dân tộc là mất độc lập ,tự do

the hien ro tinh cam cua thay ha-men doi voi tieng nói dân tộc:giữ gìn,nâng niu,tự hào

liên hệ với bản thân

Bình luận (0)
pham thu hoai
Xem chi tiết
Trần Minh Hoàng
17 tháng 2 2017 lúc 20:50

.Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo. Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. Mọi người ai cũng xúc động, mừng rõ' và ngạc nhiên thì em cảm thấy buồn hơn và cảm nhận được sự thua kém của mình khi không ai thèm đế ý đến mình. Từ đó, em cảm thấy không thề nào chơi thân với em gái được nữa bởi em vốn coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi như các em.

Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngõ' ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính vì tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lèn từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chísự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấuliổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.

Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả.

Bình luận (1)
Pham Huyen Trang
17 tháng 2 2017 lúc 20:55

Người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" vốn là ngguoi ko có tài năng gì nổi bật nên khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh có nhiều thay đổi . Người anh cảm thấy buồn ,đôi khi muốn khóc và thậm chí là xem lên những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm Kiều Phương người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi vì"bất tài vô dụng".Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em gái tâm trạng người anh thay đổi liên tục: thoạt tiên là ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình ko hoàn hảo như trong tranh, mình còn nhiều hạn chế nhưng rồi người anh cũng nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của em gái.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 2 2017 lúc 12:26
Trong truyện 'Bức tranh của em gái tôi', khi thấy người em thích nghịch ngợm với mấy lọ màu vẽ, rồi chế màu. Người anh đã cho rằng đó là một việc làm trẻ con, chẳng có gì hay, chẳng có ích gì cả. Rồi đến một hôm cả nhà đã phát hiện ra tài năng hội họa của bé Kiều Phương khi đó người em được cha mẹ quan tâm, thích thú, bất ngờ với những bức tranh em vẽ. Khi đó, người anh đã cảm thấy mình bất tài,vô dụng và bị đẩy ra ngoài. Người anh trở nên gắt gỏng, bực bội với em gái. Cho đến lúc người em đi thi vẽ quốc tế, đoạt giải nhất, người anh đã rất xúc động khi xem tranh em gái. Ở phòng tranh, người em Kiều Phương đã vẽ chính người anh trai của mình. Người anh từ cảm xúc hãnh diện vì chính mình đã giúp một phần trong bức tranh của em gái đoạt giải nhất và hánh diện vì tài năng hội họa của cô em gái. Đến tâm trạng ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong mắt em gái mình hoàn hảo đến thế. Đến xấu hổ vì thấy mình không xứng đáng với bức tranh mà đố là tấm lòng khoan dung, nhân hậu, tâm hồn hồn nhiên, trong sáng của cô bé đã giúp cho bức tranh ấy đoạt giải. Người anh đã hối hận về việc làm của mình, mình đã ích kỉ, đố kị với em gái của mình.
Bình luận (0)
Nguyễn Đỗ Anh Quân
Xem chi tiết
Hợp Trần
19 tháng 2 2017 lúc 15:52

Thầy giáo Ha - Men

Bài làm

Thầy giáo Ha - Men là một hình ảnh đẹp về một người dân nước cộng hòa Pháp. Thầy có lòng yêu nước sâu sắc, yêu sự tự do, yêu tiếng nói dân tộc và muốn truyền thụ cho những mầm non tương lai của dân tộc, của đất nước. Và trong câu chuyện '' Buổi học cuối cùng '' hình ảnh thầy Ha - Men thật là đẹp và thật là lớn lao trong con mắt, tâm hồn của cậu học trò nhỏ Phrăng. Cũng vì yêu tiếng nói dân tộc nên thầy đã mặc y phục trang trọng mà chỉ có những ngày quan trọng thầy mới mặc vào buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Thầy còn nói với cậu bé Phrăng rằng '' Tiếng Pháp là một ngôn ngữ trong sáng nhất, vững vàng nhất '', thầy còn nói '' Một khi con người rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói dân tộc thì họ đang có chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù''. Không chỉ vậy vào ngày hôm đó thầy đã chuẩn bỉ bài rất chu đáo. Khi kết thúc buổi học thầy đã ko nói đc câu nào và dằn cục phấn viết lên bảng thật to và đẹp '' Nước Pháp muôn năm ''

( Mk viết không đc hay cho lắm bạn thông cảm nha! mk tự viết đấy nhé )

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 2 2017 lúc 12:27

Đề 1: Cảm nhận về Dế Mèn.

Bài làm:

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.

Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.


Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

Bình luận (0)
Pham Huyen Trang
17 tháng 2 2017 lúc 20:58

nhiều vậy sao viết nổibucminh

Bình luận (2)
Trần Thị Duyên
Xem chi tiết
Thanh Mai Cute
19 tháng 2 2017 lúc 8:08

Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa

Bình luận (0)